Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Thứ tư, 22/01/2025
TIN TỨCTIN QUỐC TẾ

Những nội dung chính trong báo cáo mới của WHO về bước tiến toàn cầu trong việc ban hành các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả

Cập nhật lúc 10:59 15/07/2013
Một báo cáo mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đề cập đến một bước tiến có ý nghĩa quan trọng trong việc chống lại nạn dịch thuốc lá toàn cầu. Báo cáo là tập hợp tiến trình hoạt động của các quốc gia trong việc thực hiện 5 biện pháp chi phí hiệu quả nhằm giảm sử dụng thuốc lá. Những biện pháp này - liên quan đến gói chính sách MPOWER
Một báo cáo mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đề cập đến một bước tiến có ý nghĩa quan trọng trong việc chống lại nạn dịch thuốc lá toàn cầu. Báo cáo là tập hợp tiến trình hoạt động của các quốc gia trong việc thực hiện 5 biện pháp chi phí hiệu quả  nhằm giảm sử dụng thuốc lá. Những biện pháp này  -  liên quan đến gói chính sách  MPOWER- bao gồm cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ, quy định về môi trường hoàn toàn không khói thuốc, in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, tăng giá thuốc lá thông qua việc tăng thuế.
 
Báo cáo năm 2013 đặc biệt nhấn mạnh đến quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá. Cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ hiệu quả là biện pháp bao gồm cấm mọi hình thức quảng cáo trực tiếp và gián tiếp do ngành công nghiệp thuốc lá thực hiện nhằm thu hút những người hút mới (đặc biệt là thanh thiếu niên) và ngăn ngừa những người đang hút thuốc bỏ thuốc .
 
Những phát hiện chính
 
  • Từ năm 2007 số người dân trên toàn cầu được bảo vệ bởi ít nhất 1 biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả đã tăng gấp đôi từ 1 tỷ người lên 2,3 tỷ người – chiếm 1/3 dân số thế giới
  • Trong 2 năm qua, việc ban hành quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ có bước tiến quan trọng: số người dân được bảo vệ bởi chính sách này tăng gấp đôi đến gần 700 triệu người. Tuy nhiên, mới chỉ có 24 quốc gia (chiếm 10% dân số thế giới) có chính sách cấm toàn diện
  • 32 quốc gia đã thông qua luật quy định môi trường hoàn toàn không khói thuốc, gần 900 triệu người dân được bảo vệ bởi chính sách này
  • 20 quốc gia thực hiện in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh mạnh mẽ
  • Tăng giá thông qua việc tăng thuế thuốc lá là biện pháp được thực hiện chưa thực sự tốt theo MPOWER. Chỉ một số ít quốc gia tăng được thuế thuốc lá ở mức 75% giá bán lẻ.
  • Báo cáo cũng lưu ý rằng có rất nhiều tiến bộ về mặt chính sách đã được thực hiện trong 5 năm qua ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.
 
Những Thông điệp chính:
 
  • Thành công của nhiều quốc gia trong việc áp dụng các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả đã chứng minh khả năng ngăn chặn nạn dịch thuốc lá của các quốc gia bất kể quốc gia đó có tầm cỡ hoặc thu nhập như thế nào
  • Những nỗ lực này phải được thúc đẩy hơn nữa để thực hiện một cách đầy đủ những yêu cầu của Công ước Khung và nhằm cứu được nhiều mạng sống hơn nữa.
 
Báo cáo chi tiết xem tại
 http://www.who.int/tobacco/global_report/2013/en/index.html
 
 
 
Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thông tin khác:
Thiết kế web: OnIP™