Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Chủ nhật, 13/10/2024
GIỚI THIỆUCÁC NGUỒN TÀI TRỢ

1 -Tổ chức Atlantic Philanthropies:

Tổ chức Atlantic Philanthropies hỗ trợ cho Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại của thuốc lá triển khai dự án Xây dựng mô hình môi trường không khói thuốc tại 03 tỉnh/thành phố của Việt Nam trong thời gian 2009-2012
Mục tiêu dự án: Tăng cường việc triển khai các quy định về môi trường không khói thuốc tại Việt Nam thông qua việc xây dựng các mô hình môi trường không khói thuốc có tính toàn diện ở 3 tỉnh/ thành.
Mô hình này sau khi thực hiện thành công sẽ rút kinh nghiệm để xây dựng các tài liệu hướng dẫn và nhân rộng ra các  tỉnh/ thành khác trong cả nước.
Hoạt động:
Tổ chức các hoạt động truyền thông thông qua các kênh truyền thông đại chúng của địa phương và trung ương.
Xây dựng ba mô hình can thiệp về PCTH thuốc lá tại cơ sở y tế, trường học và các cơ quan hành chính của 3 tỉnh/ thành phố.
Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ lãnh đạo và các cán bộ tham gia dự án tại các địa phương nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các kinh nghiệm và các bài học rút ra từ thực tế triển khai

2. Quỹ từ thiện BLoomberg thông qua Liên minh quốc tế phòng chống Lao và bệnh phổi (The UNION) và Quỹ hành động vì trẻ em không thuốc lá (TFK) hỗ trợ Văn Phòng Chương trình PCTH thuốc lá thực hiện dự án Truyền thông vận động thực thi môi trường không khói thuốc lá và các quy định về phòng chống tác hại thuốc lá giai đoạn 1 2008 - 2010; Giai đoạn 2011 - 2013

Mục tiêu dự án:
Tăng cường năng lực của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam trong việc PCTH thuốc lá và thực thi môi trường không khói thực thi môi trường không khói thuốc.
Hỗ trợ việc xây dựng các quy định và hỗ trợ nâng cao nhận thức PCTH thuốc lá và các quy định về môi trường không khói thuốc tại Việt Nam

3. Sida (Sweden International Development Agency)  thông qua chương trình hợp tác Y tế Việt Nam Thụy Điển (VSHC - Vietnam Sweden Health Cooperation) đã tài trợ cho dự án - Chương trình Phòng chống Tác hại của Thuốc lá trong giai đoạn 10/1999-6/2002 thu được kết quả tốt. Giai đoạn 2002 – 2006 Sida tiếp tục hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Chương trình Phòng chống Tác hại Thuốc lá với ba mục tiêu chính:

- Nâng cao hiểu biết của nhân dân về tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ và kinh tế thông qua  thông tin-giáo dục-truyền thông.

- Nâng cao lực để tổ chức các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá bền vững lâu dài, xây dựng thành công các mô hình thí điểm

- Tăng cường thực hiện các chính sách, quy định về phòng chống tác hại thuốc lá hiện nay, hướng dẫn thực hiện chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá trong các Bộ, ban Ngành và các tổ chức quần chúng.

Kết quả của giai đoạn một sẽ là cơ sở để SIDA tiếp tục hỗ trợ cho chương trình ở giai đoạn 2006-2010.

4. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ chương trình phòng chống tác hại thuốc lá Việt Nam cả về kỹ thuật và tài chính để tập trung vào việc hoàn thiện các chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá như Hiệp ước khung, quy định về tổ chức Seagames 22 không thuốc lá... và giúp cho chương trình xây dựng thí điểm phòng tư vấn cai nghiện thuốc lá trong bệnh viện cũng như biên soạn các tài liệu cần thiết cho việc tư vấn đó.

5- Tổ chức ROCKEFELLER hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Chương trình Phòng chống Tác hại của Thuốc lá vào việc nâng cao năng lực cho cán bộ văn phòng, cán bộ nghiên cứu. Hỗ trợ cho chương trình thực hiện dự án: truyền thông thay đổi hành vi  hút thuốc trong nhà (communication for behavior impact- Combi).

6. Tổ chức Atlantic Philanthropies (JHU - IGTC): thông qua Viện kiểm soát thuốc lá toàn cầu, Đại học Johns Hopkins - Mỹ tài trợ và phối hợp với Chương tình PCTH thuốc lá Bộ Y tế thực hiện triển khai dự án, nhằm "Giảm nhu cầu đối với các sản phẩm thuốc lá và giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá - giai đoạn 2005 - 2009, với ba mục tiêu chính:

-  Phối hợp và cùng hỗ trợ các Bộ, ngành phát triển và thực hiện các chính sách phù hợp với nội dung của Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

-  Nâng cao năng lực cho cán bộ của các Bộ liên quan để đề xuất, xây dựng kế hoạch triển khai và đánh giá chương trình kiểm soát thuốc lá nhằm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá có hiệu quả.

-  Tăng cường năng lực cho Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) để triển khai hoạt động giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình dịch tễ về thuốc lá tại Việt Nam.

    Trong tương lai, Dự án giảm hút thuốc lá tại Việt Nam sẽ góp phần duy trì bền vững năng lực xây dựng chính sách, lập kế hoạch quốc gia và triển khai chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá, cung cấp các số liệu giám sát, đánh giá quốc gia và tăng cường hợp tác quốc tế.

7. Một số tổ chức trên thế giới và trong khu vực
- Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA)
- Quỹ Sức khỏe Thái Lan (ThaiHealth)
- Quỹ lá phổi thế giới (WorldLung)
 

Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Tiêu điểm
Khói không bay lên mây
Khói thuốc
Khói thuốc lá
Nếu còn yêu em
Thiết kế web: OnIP™