Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Thứ tư, 06/11/2024

Điều 3: Mục tiêu

Mục tiêu của Công ước này và các nghị định thư có liên quan là nhằm bảo vệ các thế hệ hiện nay và tương lai khỏi các hậu quả tàn phá về sức khoẻ, xã hội, môi trường và kinh tế của việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc bằng việc cung cấp một khuôn khổ cho các biện pháp kiểm soát thuốc lá do các Bên thực hiện ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế nhằm làm giảm đáng kể và liên tục tỉ lệ người sử dụng thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc lá.

Điều 4: Các nguyên tắc chỉ đạo

Để đạt được mục tiêu của Công ước này và các nghị định thư có liên quan, và để thực hiện các điều khoản của công ước, các Bên sẽ được hướng dẫn  bởi các nguyên tắc chỉ đạo  trong đó bao gồm những điều dưới đây:

1. Mọi người đều được thông báo về các hậu quả đối với sức khoẻ, tính gây nghiện, và nguy cơ chết người do việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc lá gây ra, và các biện pháp lập pháp, hành pháp, hành chính có hiệu quả hoặc các biện pháp khác phải được tính đến tại cấp độ chính phủ phù hợp để bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị phơi nhiễm với khói thuốc lá .

2. Cam kết chính trị mạnh mẽ là cần thiết để phát triển và hỗ trợ, ở cấp quốc gia và quốc tế, cho các biện pháp phối hợp liên ngành toàn diện và có sự điều phối có tính đến:

(a) Sự cần thiết tiến hành các biện pháp để bảo vệ tất cả mọi người khỏi việc phơi nhiễm đối với khói thuốc lá;.

(b) Sự cần thiết tiến hành các biện pháp để ngăn ngừa sự bắt đầu,  khuyến khích và ủng hộ việc cai nghiện và giảm việc tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức;

(c)  Sự cần thiết tiến hành các biện pháp để khuyến khích sự tham gia của các cá nhân và cộng đồng người bản xứ trong việc phát triển, thực hiện và đánh giá các chương trình kiểm soát thuốc lá  phù hợp về mặt văn hoá và xã hội đối với nhu cầu và cách nhìn nhận của họ; và

(d) Sự cần thiết tiến hành các biện pháp đề cập đến các rủi ro liên quan đến vấn đề giới khi phát triển các chiến lược kiểm soát thuốc lá.

3. Hợp tác quốc tế, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ, kiến thức và trợ giúp tài chính và cung cấp kiến thức chuyên môn liên quan  để thiết lập và thực thi các chương trình kiểm soát thuốc lá có hiệu quả, có tính đến các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và luật pháp là một phần quan trọng của Công ước .

4. Các biện pháp và đáp ứng liên ngành toàn diện nhằm giảm tiêu thụ mọi sản phẩm thuốc lá  ở cấp quốc gia,  khu vực và quốc tế  là rất thiết yếu nhằm ngăn chặn, theo đúng các nguyên tắc của y tế công cộng, tỷ lệ mắc các bệnh, sự tàn tật và chết sớm do việc sử dụng thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc lá gây ra.

5. Các vấn đề liên quan đến trách nhiệm pháp lý được xác định bởi mỗi Bên trong phạm vi quyền tài phán của mình là một phần quan trọng của kiểm soát thuốc lá toàn diện.

6. Tầm quan trọng của sự  giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính để giúp cho việc chuyển đổi kinh tế của người trồng cây thuốc lá và những người công nhân mà nguồn sống của họ  bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hậu quả cảu các chương trình kiếm soát thuốc lá tại các  nước đang phát triển cũng như các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi cần được thừa nhận và đề cập trong nội dung của các chiến lược phát triển quốc gia đảm bảo sự phát triển bền vững.

7. Sự tham gia của xã hội dân sự là cần thiết để đạt được các mục tiêu của Công ước  và các nghị định thư có liên quan.

Điều 5: Các nghĩa vụ chung

1. Mỗi Bên sẽ phát triển, thực hiện, định kỳ cập nhật và rà soát lại các chiến lược, kế hoạch và chương trình quốc gia liên ngành toàn diện về kiểm soát thuốc lá phù hợp với Công ước  và các nghị định thư mà Bên đó tham gia ký kết.

2. Nhằm mục đích này, mỗi Bên sẽ, theo khả năng của mình:

(a) Thiết lập hoặc củng cố và cung cấp tài chính cho một cơ chế điều phối  quốc gia hoặc các cơ quan đầu mối về kiểm soát thuốc lá; và

(b) Thông qua và thực thi các biện pháp lập pháp, hành pháp, hành chính và  các biện pháp khác và phối hợp với các Bên khác trong việc phát triển các chính sách phù hợp nhằm ngăn chặn và giảm tiêu thụ thuốc lá, nghiện nicotin và phơi nhiễm đối với khói thuốc lá

3. Khi hoạch định và thi hành các chính sách y tế công cộng liên quan đến kiểm soát thuốc lá, các Bên sẽ hành động để bảo vệ những chính sách này khỏi bị tác động bởi các  lợi ích về thương mại và các lợi ích có lợi khác của ngành công nghiệp thuốc lá, phù hợp với luật pháp quốc gia.

4. Các Bên sẽ phối hợp trong việc xây dựng các biện pháp, thủ tục và các hướng dẫn để thực hiện Công ước và các nghị định thư mà các Bên đã tham gia ký kết.

5. Các Bên sẽ phối hợp, ở mức phù hợp, với các tổ chức quốc tế và các tổ chức liên chính phủ khu vực và các cơ quan có thẩm quyền khác nhằm đạt các mục tiêu của Công ước và các nghị định thư mà Bên đó tham gia ký kết.

6. Các Bên sẽ, bằng những phương tiện và nguồn lực của mình, phối hợp để thu gom các nguồn tài chính để thực hiện Công ước một cách hiệu quả thông qua các cơ chế tài trợ song phương hoặc đa phương.

Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thiết kế web: OnIP™