Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Thứ hai, 25/11/2024
TIN TỨCTIN TRONG NƯỚC

Tập huấn: Sử dụng bằng chứng khoa học để thiết kế tài liệu vận động chính sách Phòng, chống tác hại của thuốc lá

Cập nhật lúc 10:12 16/06/2017
Ngày 7/6/2017, tại Hà Nội, Quỹ PCTH của thuốc lá đã tổ chức chương trình lớp tập huấn về “Sử dụng bằng chứng khoa học để thiết kế tài liệu vận động chính sách Phòng, chống tác hại của thuốc lá”.
              Lớp tập huấn có sự tham dự và chủ trì của PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Quỹ PCTH của thuốc lá. Giảng viên lớp tập huấn là TS. Trương Quang Tiến, Giảng viên trường Đại học Y tế công cộng; ThS. Đoàn Thu Huyền, Cán bộ phụ trách Giám sát – Đánh giá của Quỹ PCTH của thuốc lá, cùng  37 học viên của các tỉnh/thành phố.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Quỹ PCTH của thuốc lá phát biểu khai mạc chương trình tập huấn.

           Theo gói chiến lược can thiệp MPOWER của Tổ chức Y tế thế giới là nhóm chính sách được xây dựng dựa trên các biện pháp của WHO FCTC đã được chứng minh có hiệu quả làm giảm tỉ lệ hút thuốc. Theo gói chiến lược này, thì đầu tiên là M: Giám sát việc sử dụng thuốc lá và các chính sách phòng ngừa là trước tiên và vô cùng quan trọng. Song song với những nỗ lực của chương trình PCTH của thuốc lá, Việt Nam là một trong những nước thực hiện rất tốt những nghiên cứu, điều tra đánh giá về nạn dịch thuốc lá và những chương trình can thiệp. Đặc biệt, Việt Nam là một trong số ít các nước tại Châu Á thực hiện 3 lần nghiên cứu GYTS (điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên từ 13-15 tuổi) và 2 lần nghiên cứu GATS ((điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành).
            Qua những điều tra chuẩn toàn cầu đó, Việt Nam đã theo dõi được xu thế và tình hình sử dụng thuốc lá và so sánh với các quốc gia khác. Cụ thể: so với năm so với năm 2007, tỷ lệ  sử dụng thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên Việt Nam giảm từ 3,3%  xuống 2,5%. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động trong học sinh cũng giảm được 18,8%.  Chúng ta hiện có 15,6 triệu người đang hút thuốc lá. Tỷ lệ hút thuốc lá điếu của nam giới khu vực thành thị giảm được 6,5%. Năm 2015, người Việt Nam dành 31 ngàn tỉ đồng để mua sản phẩm độc hại này. Những kết quả nghiên cứu này là con số biết nói, không chỉ nêu lên gánh nặng của đại dịch thuốc lá mà còn là bằng chứng để vận động, xây dựng những chính sách can thiệp phù hợp, mà quan trọng nhất là Luật PCTH của thuốc lá do Quốc Hội ban hành.
            Giai đoạn 2015- 2016, Quỹ đã hỗ trợ 20 tỉnh, thành phố, 4 bộ, ngành tổ chức chính trị- xã hội trung ương và 7 bệnh viện để triển khai các nghiên cứu, đánh giá thực trạng triển khai Luật PCTH của thuốc lá, tình hình sử dụng thuốc lá và kết quả của các chương trình can thiệp. Lớp tập huấn này là một trong những chuỗi hoạt động của Quỹ nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu cho các cán bộ quản lý, đầu mối địa phương nhằm hướng dẫn sử dụng các kết quả nghiên cứu đánh giá trên để thiết kế các sản phẩm truyền thông về chính sách và kết quả PCTH của thuốc lá.
Giảng viên và học viên đại diện 23 tỉnh, thành phố tham dự chương trình tập huấn.

           Trong khoá học, các học viên đã thảo luận về việc xây dựng cơ sở dữ liệu về nghiên cứu, đánh giá chương trình PCTH của thuốc lá. ThS. Đoàn Thu Huyền đã giới thiệu đến các học viên hệ thống giám sát thuốc lá toàn cầu và kết quả hỗ trợ nghiên cứu, giám sát của Quỹ PCTH của thuốc lá trong thời gian qua.
Các học viên trao đổi, thảo luận về thực hành xây dựng Bản khuyến nghị chính sách và Thông cáo báo chí
               Thông qua khoá học, học viên được hướng dẫn sử dụng kết quả nghiên cứu về kết quả thực hiện Luật PCTH của thuốc lá của địa phương để thực hành xây dựng Bản khuyến nghị chính sách và Thông cáo báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) cấp tỉnh/thành phố.
 
Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thông tin khác:
Thiết kế web: OnIP™