Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Chủ nhật, 22/12/2024
TIN TỨCTIN QUỐC TẾ

Khai mạc Hội nghị lần thứ 7 của Tổ chức Y tế thế giới về thực hiện Công ước Khung Kiểm soát thuốc lá

Cập nhật lúc 15:10 08/11/2016
Tại Thủ đô New Delhi Ấn Độ, từ ngày 7 đến 13/11/2016, Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế Ấn Độ đồng tổ chức Hội nghị lần thứ 7 các bên thực hiện Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá với sự có mặt của hơn 2000 đại biểu từ 180 quốc gia thành viên của Công ước, các tổ chức quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc và NGO, INGOs, quan sát viên và truyền thông quốc tế.
  Đây là Công ước quốc tế mang tính toàn cầu đầu tiên của Tổ chức Y tế thế giới, có hiệu lực từ ngày 10/2/2005 sau khi 40 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước. Ngày 11/11/2004, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký tham gia Công ước và Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia Công ước này. Tính đến ngày 01/01/2015, đã có 180/192 quốc gia thành viên của WHO tham gia Công ước, chiếm 89% dân số toàn thế giới. Hai năm một lần, Tổ chức Y tế thế giới tổ chức Hội nghị các bên tham gia Công ước nhằm đánh giá việc thực hiện của các quốc gia thành viên và định hướng chương trình can thiệp trên toàn cầu, cũng như góp ý, điều chỉnh những vấn đề mới về phòng chống tác hại của thuốc lá mà Chính Phủ các nước quan tâm.
 
          Năm nay, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính Phủ, Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị do GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Uỷ viên thường trực Hội đồng quản lý Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá làm Trưởng đoàn. Các thành viên đoàn là Lãnh đạo và đại diện của Văn phòng Chính Phủ,Bộ Tài chính, Bộ Công thương; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế,Bộ Y tế,  Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá vàĐại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.
            Thế giới những năm 1990 đã trải qua nạn dịch thuốc lá. Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của tử vong sớm. Hút thuốc lá và thuốc lá thụ động là thủ phạm cướp đi mạng sống của hơn 3,5 triệu người năm 1998 và con số này sẽ tăng ít nhất lên 10 triệu người vào năm 2030 nếu đại dịch này không được kiểm soát, trong đó, 70% số trường hợp tử vong sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Đến nay, có khoảng1,3 tỷ người hút thuốc lá trên thế giới.Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giớinăm 2020 con số này sẽ tăng lên 1,6 tỷ người.Trước nạn dịch này, Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) đã ra đời và gắn liền với lịch sử phát triển của chương trình y tế công cộng.
          Năm nay, hội nghị lần thứ 7 các bên Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (COP7) diễn ra tại thủ đô  Delhi, Ấn Độ, từ ngày 7 đến 12 tháng 11 năm 2016. Chương trình Hội nghị sẽ thảo luận 38 chủ đề, đặc biệt là Báo cáo toàn cầu về tình hình thực thi Công ước khung FCTC, Tình hình tham gia Nghị Định Thư xoá bỏ hoạt động buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá, Đánh giá tình hình thực thi Điều 5.3 của Côngước khung FCTC về chống sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá, Việc thực hiện hướng dẫn thực hiện Điều 9 và 10 của Công ước khung FCTC “Quy định về hàm lượng của các sản phẩm thuốc lá” và “Quy định về việc tiết lộ các thông tin về sản phẩm thuốc lá” – báo cáo của nhóm công tác và báo cáo của WHO. Bên cạnh đó, tại Hội nghị, các quốc gia thành viên sẽ thảo luận một số vấn đề mới nổi như kiểm soát và phòng ngừa các sản phẩm thuốc lá mới (như Hệ thống truyền dẫn nicotine điện tử và hệ thống truyền dẫn điện tử không chứa nicotine (ENDS/ENNDS), cung cấp sự hỗ trợ cho các hoạt động thay thế khả thi về kinh tế bền vững (liên quan đến điều 17 và 18 của công ước khung FCTC của Tổ chức Y tế thế giới), Quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá, Hợp tác quốc tế trong việc thực thi Công ước khung FCTC, bao gồm việc thực hiện Chương trình nghị sự năm 2030, mục tiêu toàn cầu về NCD và quyền con người, Truyền thông về sản phẩm thuốc lá trên truyền thông giải trí. Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá là một trong những quốc gia tích cực và triển khai hiệu quả Công ước trong khu vực từ việc học tập những kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và nỗ lực thực hiện Công ước Khung. Đặc biệt, năm 2015 nhân dịp kỉ niệm 10 năm thực hiện Công ước Khung, toàn thế giới có hai quốc gia (Việt Nam, Australia) được nhận phần thưởng của Tổ chức Y tế thế giới cho những thành quả trong công tác kiểm soát thuốc lá. PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ PCTH thuốc lá đã thay mặt Chính Phủ nhận phần thưởng cao quý này. Cùng với đó, là sự ra đời của Luật Phòng chống tác hại (PCTH) thuốc lá đã được Quốc Hội khoá 13 phê chuẩn vào ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ ngày 1/5/2013, cũng như sự quan tâm chỉ đạo của Chính Phủ và các bộ ngành, tổ chức chính trị - xã hội liên quan mà Bộ Y tế Việt Nam là cơ quan thường trực, đã ra đời Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam giúp xây dựng nguồn lực quan trọng, bền vững để thực hiện các mục tiêu của Công ước Khung và Luật PCTH thuốc lá tại Việt Nam.
Theo PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Uỷ viên Hội đồng quản lý Quỹ PCTH thuốc lá, Bộ Y tế cho biết trong những ngày diễn ra Hội nghị, Đoàn Viêt Nam tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm và góp phần quảng bá những thành quả của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là việc thực hiện toàn diện Luật PCTH thuốc lá và các chương trình can thiệp, thực hiện thành công Điều tra lần thứ hai tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành và sự phát triểlán của Quỹ PCTH thuốc lá, nhân rộng mô hình thành phố không khói thuốc . Đồng thời, bên lề hội nghị Đoàn Việt Nam sẽ phối hợp với Ban thư ký Công ước Khung tổ chức hội thảo chuyên đề về Giải quyết nguy cơ liên quan đến bình đẳng giới trong thực thi các chiến lược về kiểm soát thuốc lá: Kinh nghiệm của Việt Nam.
 
 
Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thông tin khác:
Thiết kế web: OnIP™