Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Thứ bẩy, 02/11/2024
TIN TỨCTIN TRONG NƯỚC

Thông cáo báo chí Lễ phát động Chiến dịch hướng tới VN không khói thuốc

Cập nhật lúc 10:58 24/02/2014
Nhằm tiếp tục triển khai công tác truyền thông vận động thực thi Luật PCTH thuốc lá, Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động cuộc thi "Cuộc sống không khói thuốc lá"
PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH
HƯỚNG TỚI VIỆT NAM KHÔNG KHÓI THUỐC LÁ
 
Cuộc thi online tìm những hình ảnh không khói thuốc lá đẹp nhất đã chính thức bắt đầu
(Ngày 22, tháng 2 năm 2014, Hà Nội, Việt Nam – Nhằm tiếp tục triển khai công tác truyền thông vận động thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, hôm nay, với sự trợ giúp của Quỹ Lá Phổi Thế giới, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông nhằm giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá tại Việt Nam.
Chiến dịch gồm hai nội dung chính: (1) Truyền thông về tác hại của việc sử dụng thuốc lá và hút thuốc lá thụ động thông qua việc quảng bá các cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh in trên vỏ bao thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng;  (2) Tổ chức cuộc thi sáng tác video clip, ảnh, tranh áp phích cổ động với chủ đề “Cuộc sống không khói thuốc lá” trên mạng xã hội nhằm khuyến khích giới trẻ tham gia hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá và bình chọn các ảnh, tranh áp phích và video clip hay và ý nghĩa nhất để ủng hộ việc xây dựng môi trường không khói thuốc lá.                (1) Truyền thông về tác hại của việc sử dụng thuốc lá và hút thuốc lá thụ động thông qua việc quảng bá các cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh in trên vỏ bao thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng:        
Hai đoạn quảng cáo truyền hình (TVC) sẽ được phát trên các kênh truyền hình quốc gia và một số kênh truyền hình địa phương được xây dựng với sự trợ giúp về kỹ thuật và tài chính của Quỹ Bloomberg Philanthropies và Quỹ Lá phổi Thế giới (WLF). Chương trình gồm hai TVC: Thuốc lá đang tàn phá cơ thể bạn (Cigarettes Are Eating You Alive) và Thuốc lá đang tàn phá cơ thể con bạn từ bên trong  (Cigarettes Are Eating Your Baby Alive) mô tả trực quan những tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe do hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động gây ra đổi với trẻ em và người lớn. Hai đoạn quảng cáo truyền hình sẽ giới thiệu hình ảnh của các cảnh báo sức khỏe in trên bao bì các sản phẩm thuốc lá theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và các văn bản hướng dẫn. Những hình ảnh này chiếm 50% diện tích mặt trước và sau của bao bì các sản phẩm thuốc lá, mô tả các bệnh do hút thuốc gây ra như ung thư phổi, ung thư vòm họng và bệnh tim... đồng thời cũng đưa mức phạt đối với hành vi hút thuốc tại các địa điểm cấm hút thuốc được quy định tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 2013.
(2) Tổ chức cuộc thi sáng tác video clip, ảnh, áp phích cổ động với chủ đề “Cuộc sống không khói thuốc lá” trên mạng xã hội:
Những hình ảnh về “Cuộc sống không khói thuốc lá” đẹp nhất của Việt Nam
  Thông tin về cuộc thi “Cuộc sống không khói thuốc lá”và các tác phẩm dự thi theo 3 loại hình: videp clip, ảnh, tranh áp phích cổ động được đăng trên facebook.com/Vn0khoithuoc từ hôm nay đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2014. Giải thưởng gồm 03 giải nhất, 03 giải nhì và 03 giải ba (Mỗi loại hình dự thi sẽ có 01 giải nhất, 01 giải nhì và 01 giải ba) do Ban giám khảo chấm; 01giải nhất chung cho cả 3 loại hình dành cho tác phẩm có phiếu bầu “ Likes” cao nhất trên Facebook do khán giả bình chọn. Mỗi giải nhất sẽ được nhận một Apple iPad và giấy chứng nhận đạt giải cuộc thi. Tất cả những tác giả dự thi có tác phẩm qua được vòng sơ khảo đều được nhận Giấy Chứng nhận đã tham gia cuộc thi ”Cuộc  sống không khói thuốc lá” do Bộ Y tế, Trung ương Đoàn và Quỹ Lá phổi Thế giới chứng nhận. 
      Việc chấm thi sẽ do Hội đồng chấm thi gồm đại diện: Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Y Tế,  Quỹ Lá phổi Thế giới ( WLF), Hội Điện Ảnh, Hội Nhiếp Ảnh, Hội Mỹ Thuật và Hội Nhà báo thực hiện.
 
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/5/2013
Luật PCTH thuốc lá quy định  cấm hút thuốc tại các cơ sở y tế, trường học, nhà trẻ, khu vui chơi của trẻ em và tại tất cả khu vực bên trong của các nơi công cộng bao gồm: nơi làm việc, bến tầu, bến xe, nhà ga, bến cảng, nhà hàng và trên các phương tiện giao thông công cộng. Năm 2013, hàng trăm thanh niên đã tham dự các sự kiện được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để tuyên truyền thực thi Luật PCTHTL và hàng ngàn thanh niên đã ký tên trên mạng qua Thư ngỏ hoặc tin nhắn để ủng hộ việc thực thi Luật PCTHTL. Những nỗ lực này cũng  đã kết nối được hơn 500 người ủng hộ trên trang Vn0khoithuoc Facebook.
 
Cuộc thi sáng tác video clip, ảnh, áp phích cổ động với chủ đề “Cuộc sống không khói thuốc lá” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh  phối hợp với Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Quỹ Lá phổi thế giới là một “sân chơi” dành cho các bạn thanh niên thể hiện sự sáng tạo của mình đồng thời cũng là cơ hội để các bạn nhận thức đầy đủ hơn vị trí, vai trò, khả năng của mình trong việc góp phần xây dựng môi trường sống không khói thuốc lá, để bảo vệ sức khỏe  cho bản thân, gia đình và cộng đồng” (Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám  chữa bệnh, Chánh Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá-Bộ Y Tế).    
 
Ông Peter Baldini, Chủ tịch Quỹ Lá Phổi Thế giới: “2014 sẽ là năm Việt Nam có những bước tiến dài trong cuộc chiến chống lại tác hại chết người của việc hút thuốc lá. Với Luật PCTHTL và các cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh in trên các vỏ bao thuốc lá , hàng triệu người Việt Nam hút thuốc lá sẽ hiểu thêm thuốc lá tàn phá sức khỏe của họ như thế nào và nhiều triệu người không hút thuốc lá sẽ biết cách tự bảo vệ mình khỏi tác hại của hút thuốc lá thụ động. Chúng tôi xin cảm ơn Bộ Y tế, Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá (VINACOSH) và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về các cam kết của họ để thực thi tốt hơn Luật PCTHTL và tham gia các chiến dịch truyền thông giúp gắn kết cộng đồng trong việc ngăn chặn các căn bệnh do hút thuốc lá gây ra.”
 
Về tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam
Theo Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (GATS) năm 2010, 47,4% nam và 1,4% nữ (từ 15 tuổi trở lên) ở Việt Nam hiện hút thuốc lá. Điều này có nghĩa là hơn 15 triệu người trưởng thành hút thuốc lá. Thêm vào đó, 73,1% người trưởng thành bị phơi nhiễm với khói thuốc thụ động tại nhà,  55,9% người lao động bị phơi nhiễm thụ động với thuốc lá tại nơi làm việc.
Ngày nay, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới, và phải chịu trách nhiệm cho gần 6 triệu người chết hàng năm. Nghiên cứu cho thấy các chiến dịch truyền thông đại chúng là một trong các biện pháp hiệu quả nhất để khuyến khích mọi người không hút thuốc. Đó cũng là một trong các chiến lược M-P-O-W-E-R (W= cảnh báo) của Tổ chức Y tế thế giới để làm giảm việc tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá.
 
*** Lưu ý dành cho nhà báo: Ảnh và video của chiến dịch truyền thông sẽ được cung cấp khi nhà báo yêu cầu. 

 
Quỹ Lá Phổi Thế Giới ( WLF)
Quỹ Lá Phổi Thế Giới được thành lập để ứng phó với đại dịch bệnh phổi đang diễn ra trên toàn cầu, căn bệnh gây chết hơn 10 triệu người mỗi năm. Tổ chức này cũng hoạt động cho các sáng kiến làm giảm tử vong cho các bà mẹ và trẻ em. WLF cải thiện sức khỏe toàn cầu bằng việc nâng cao năng lực y tế địa phương, ủng hộ nghiên cứu hoạt động, phát triển chính sách cộng đồng và giúp thực hiện giáo dục cộng đồng. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tổ chức  là kiểm soát thuốc lá, chống ô nhiễm không khí trong nhà, bệnh lao, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và bệnh hen xuyễn.
Thông tin về Quỹ Lá phổi Thế giời có tại: worldlungfoundation.org.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Jorge Alday, World Lung Foundation, at +1 (212) 639 0070 or jalday@worldlungfoundation.org.
 

 
Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thông tin khác:
Thiết kế web: OnIP™