và Thông tư liên tịch hướng dẫn về ghi nhãn và in cảnh bảo sức khỏe trên bao bì thuốc lá của Bộ Công thương và Bộ Y tế, bao cứng chứa 20 điếu thuốc lá nhãn hiệu thuốc lá Marlboro thuộc hãng Phillip Morris đã bắt đầu in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh và đã bắt đầu lưu thông trên thị trường vào ngày 01/12 vừa qua.
Sau khi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và Thông tư liên tịch hướng dẫn về ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh có hiệu lực, quy định về việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đã được tuyên truyền phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Công ty thuốc lá Thăng Long là đơn vị đầu tiên thực hiện việc này in trên sản phẩm bao mềm chứa 20 điếu, công ty thuốc lá Phillip Morris là đơn vị thứ hai thực hiện quy định về in cảnh báo sức khỏe trên các sản phẩm thuốc lá trên bao thuốc lá cứng.
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch số 05/2013/BYT - BCT ban hành ngày 08/02/2013 về hướng dẫn ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì thuốc lá
Điều 4. Yêu cầu về cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
1. Mẫu cảnh báo sức khoẻ:
Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải in cảnh báo sức khoẻ trên bao bì theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Cảnh báo sức khỏe phải bảo đảm được in rõ nét và dễ nhìn.
2. Vị trí in cảnh báo sức khỏe:
a) Cảnh báo sức khỏe phải được in trên mặt chính trước và mặt chính sau của bao bì thuốc lá và phải bảo đảm không bị che lấp hoặc che mờ bởi bất kỳ vật liệu, hình ảnh, thông tin nào khác, trừ việc dán tem thuốc lá theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thuốc lá có nhiều bao bì thì cảnh báo sức khỏe phải được in trên tất cả bao bì theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
Trường hợp bao bì thuốc lá có sử dụng bao bọc ngoài thì bao bọc ngoài phải trong suốt, không màu và không làm che lấp cảnh báo sức khỏe, trừ trường hợp bao bọc ngoài có in logo chống hàng giả, hàng nhái của doanh nghiệp đã được đăng ký và bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trước ngày Thông tư liên tịch này được ban hành.
b) Cảnh báo sức khoẻ phải được in song song sát với rìa trên của bao bì thuốc lá.
3. Diện tích in cảnh báo sức khỏe:
Diện tích in cảnh báo sức khỏe phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao bì thuốc lá.
4. Màu sắc của cảnh báo sức khỏe:
Cảnh báo sức khỏe phải được in từ 4 màu cơ bản trở lên, độ phân giải khi in không được dưới 300DPI (dot per inch).
5. Sử dụng luân phiên các mẫu cảnh báo sức khỏe:
a) Mỗi loại sản phẩm thuốc lá của một nhãn hiệu thuốc lá phải in trên bao bì thuốc lá một trong 06 mẫu cảnh báo sức khỏe quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Các loại sản phẩm thuốc lá của một nhãn hiệu thuốc lá, các nhãn hiệu thuốc lá khác nhau của một nhà sản xuất phải in các mẫu cảnh báo sức khỏe khác nhau. Trường hợp một nhãn hiệu thuốc lá có trên 06 loại sản phẩm, một nhà sản xuất có trên 06 nhãn hiệu thuốc lá thì phải in đồng thời đủ 06 mẫu cảnh báo sức khỏe.
b) Mẫu cảnh báo sức khỏe của mỗi loại sản phẩm thuốc lá phải được thay đổi định kỳ 02 năm một lần.