Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Thứ sáu, 01/11/2024
HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁNGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ

Để một môi trường sống không khói thuốc lá

Cập nhật lúc 08:08 03/06/2020
Hướng đến một môi trường sống không khối thuốc lá, trong những năm qua, tỉnh Cà Mau đã có nhiều hành động, giải pháp thiết thực. Song trên thực tế đối với vấn đề này vẫn còn nhiều thách thức.
Theo nghiên cứu của ngành y, trong khói thuốc lá chứa khoảng 7.000 chất; trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe và 69 chất gây ung thư. Nghiện thuốc lá (nghiện nicotine) là một bệnh có tên trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế. Nicotine là chất rất dễ nghiện và tất cả những người thử hút đều trở thành người hút thuốc.
          Hít khói thuốc lá nguy cơ gây bệnh rất cao, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, ung thư,tim mạch, sức khỏe sinh sản. Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn. Điều đáng lưu tâm, hút thuốc lá là nguyên nhân của 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng nhiễm vi rút, tăng nhiễm vi khuẩn, tăng lao phổi và tăng các bệnh phổi mạn tính.
          Dù biết tác hại là thế, song trên thực tế còn rất nhiều người vẫn tỏ thái độ thờ ơ, xem thướng sức khỏe, vô tư nhả khói. Theo quan sát của chúng tôi ở một số địa điểm công cộng ,nơi tập trung đông người, khi có người hút thuốc lá nhả khói làm ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh, song hầu như không có ai có ý thức phản ứng, nhắc nhở, yêu cầu dập thuốc. Thậm chí trong bệnh viện, là nơi cấm hút thuốc lá hoàn toàn, song nhiều người vẫn ngang nhiên hút mà không biết, hoặc cố tình không biết mình đang vi phạm pháp luật.
          Khói thuốc lá có chứa hàng trăm chất độc hại. Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của những người hít phải không khí có khói thuốc lá. Hướng đến một môi trường sống không khối thuốc lá, trong những năm qua, tỉnh Cà Mau đã có nhiều hành động, giải pháp thiết thực. Dù thế, theo đánh giá của Ban chỉ đạo PCTHTL tỉnh Cà Mau việc thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh thời gian qua tuy đã có nhiều chuyển biến, song còn gặp không ít khó khăn. Công tác phòng chống tác hại của thuốc lá mới được một số ít ngành quan tâm đẩy mạnh. Còn nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị chưa thật sự chú trọng đến công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, chưa chủ động phổ biến và triển khai thực hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá trong cán bộ, viên chức, người lao động.
          Tại buổi mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá vừa qua, Phó Chủ tịch UBND nhân dân tỉnh Thân Đức Hưởng: Để góp phần làm giảm, làm dừng tạc hại của thuốc lá trong cộng đồng thì rất cần sự chung tay của toàn thể xã hội, trong đó, ý thức và cách làm cần phải được đồng bộ. Cụ thể cần phải đưa nội dung phòng chống tác hại thuốc lá  vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ các cơ quan, đơn vị. Chủ động, phối hợp chặc chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan đầu mối được giao thực hiện hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá triển khai hoạt động nhằm đảm bảo tính hiệu quả của công tác phối hợp liên ngành.
          Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc trong đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước. Chỉ đạo lồng ghép phong trào xây dựng làng văn háo - sức khỏe với xây dựng cộng đồng dân cư không có người hút thuốc lá, thuốc lào. Lồng ghép nội dung phòng chống tác hại của thuốc lá vào hương ước, quy ước tại khóm ấp, khu dân cư.
          Phó Chủ tịch UBND nhân dân tỉnh Thân Đức Hưởng cũng yêu cầu cần tăng cường thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành hoặc lồng ghép công tác kiểm tra việc thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá vào chương trình công tác trên địa bàn. Theo đó, hoạt động kiểm tra phải tập trung vào việc tuân thủ quy định cấm hút thuốc tại các địa điểm có quy định vấm, quy định treo biển cấm hút thuốc, quy định ban hành nội dung phòng chống tác hại thuốc lá trong kế hoạch hoạt động hằng năm quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc trong quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị.
          Đồng thời hoạt động kiểm tra cần tập trung vào việc thực hiện quy định cấm quảng cáo, tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức, bao gồm cả hình thức giới thiệu, quảng cáo trên mạng internet. Kiểm tra về việc thực hiện các quy định về bán thuốc lá như: không bán thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm hút thuốc; phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học; không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại các đại lý bán lẻ, điểm bán lể thuốc lá.
          Song song đó, cần phải đẩy mạnh  tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng sản phẩm thuốc lá và các quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá. Trong đó, tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, người đứng đầu các địa điểm cấm hút thuốc lá  trong việc tổ chức thực hiện quy định cấm hút thuốc và nêu cao vai trò gương mẫu không hút thuốc của người đưnngs đầy...
           Thuốc lá là sản phẩm độc hại hiện hữu khá phổ biến trong cuộc sống. Thiết nghĩ, để giảm tác hại của thuốc lá và nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tác hại thuốc lá, rất cần sự chung tay, vào cuộc của các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể. Hơn hết là ý thức của xã hội trong việc chúng tay làm giảm, làm dừng tác hại của thuốc lá trong cộng đồng.

 

Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thông tin khác:
Thiết kế web: OnIP™