Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Thứ hai, 25/11/2024

Những thay đổi của cơ thể sau bỏ thuốc

Cập nhật lúc 14:04 22/04/2013

- 20 phút: Huyết áp và mạch giảm dần tới mức bình thường

- 8 giờ: Lượng oxy trong máu trở về trạng thái bình thường. Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim bắt đầu giảm. Nhiệt độ ngoài da bắt tăng.

- 24 giờ: Lượng CO trong máu bắt đầu được đào thải. Phổi bắt đầu quá trình tự làm sạch và phản xạ ho tăng để thải đờm. 70 % bắt đầu tăng cảm giác ăn ngon miệng.

- 48 giờ: Cảm giác ngon miệng và mùi vị bắt đầu cải thiện.

- 1 tuần: Giấc ngủ trở lại bình thường.

- 2 tuần tới 3 tháng: Sự lưu thông máu trong cơ thể và chức năng thông khí được cải thiện

- 1-9 tháng: Các triệu chứng như ho, tiết dịch nhầy, mệt mỏi, khó thở giảm. Nhung mao của tế bào niêm mạc phế quản trở lại hoạt động bình thường. Giảm tốc độ suy chức năng thông khí đối với người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

- 1-2 năm: Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim giảm 20-50%. Giảm tỷ lệ bệnh tái phát và tăng tỷ lệ thành công trong điều trị, phẫu thuật mạch vành.

- 5 năm: Nguy cơ bị đột quỵ giảm tới mức như người không hút thuốc sau 5-15 năm cai thuốc.

- 10 năm: Nguy cơ bị chết do ung thư phổi giảm một nửa so với người tiếp tục hút; các nguy cơ bị ung thư miệng, họng, thực quản, bàng quang, thận, tuỵ cũng giảm như vậy. Tốc độ phát triển, di căn của ung thư chậm hơn so với người hút thuốc. Nguy cơ nhồi máu cơ tim trở về như người không hút.

Cai thuốc không bao giờ là muộn,
hãy suy ngẫm để cai thuốc ngay bây giờ và mãi mãi.

Một số thay đổi về sinh lý và tinh thần sau khi bỏ thuốc.

Triệu chứng Nguyên nhân Cách đối phó
Đói thuốc Cơ thể của bạn đã quen với 1 lượng nicotine, khi lượng đó giảm đi sẽ khiến bạn có cảm giác đói để bạn hút thuốc. Cảm giác cực kỳ thèm thuốc thường chỉ kéo dài 1-5 phút. Hãy làm 1 cái gì đó đến khi cảm giác đó giảm đi – uống nước, tập thở sâu...
Đầu bồng bênh, mất

tập trung

Điều này có thể do thiếu nicotine trong máu. Hãy nhớ là bộ não của bạn đã quen làm việc với sự có mặt của nicotine và bây giờ phải tập làm việc không có nicotine. Hãy làm việc từ từ thôi, đừng quá cố gắng trong vài ngày. Tập thể dục nhiều hơn, làm việc thời gian ngắn hơn xen kẽ với thời gian giải lao nhiều hơn. Chú ý xem mình ăn uống có bình thường không?
Ho Đây là phản xạ tự làm sạch của phổi. Sau khi ngừng hút thuốc những lông mao giúp làm sạch phổi bắt đầu hoạt động trở lại sẽ đẩy đờm từ những phế quản nhỏ lên các phế quản lớn rồi được ho khạc ra ngoài. Nhấp từng ngụm nước ấm sẽ có thể làm giảm ho và sẽ tự hết ho sau đó 1 thời gian sau 1 đến 2 tuần.
Căng thẳng và cáu kỉnh Bởi vì lượng nicotine trong máu giảm, thành phần hoá học trong người bạn thay đổi. Cơ thể bạn đang cố gắng đối phó với những sự thay đổi đó. Vì vậy nó làm cho bạn cảm giác căng thẳng và cáu kỉnh. Đi bách bộ, ngâm trong nước ấm, và làm vài động tác thư giãn. Nói chuyện với ai đó về cảm giác của mình.
Buồn rầu,

trì trệ

Nicotine là chất hoá học kích thích tế bào não tạo nên cảm giác hưng phấn. Phải mất một thời gian để cơ thể của bạn sản xuất cân bằng chất hoá học gây hưng phấn tự nhiên thay cho chất nicotine. Trong thời gian điều chỉnh lại này bạn có thể có cảm giác buồn rầu. Một bài tập đơn giản như là đi bộ nhanh 5-10 phút chẳng hạn có thể làm bạn thay đổi. Tình trạng này sẽ hết dần dần, không nên lo lắng.
Cảm giác chóng đói Chuyển hoá trong cơ thể bạn đang trở lại bình thường Hãy ăn những bữa nhỏ ít năng lượng như là bỏng ngô, cà rốt, quả mận hay cái gì đó. Cố gắng ăn khoảng 6 bữa nhỏ và uống nhiều nước.
Khó ngủ Bộ não của bạn đang học cách làm việc không có nicotine. Chât gây ngủ trong não của bạn có thể đang bị ảnh hưởng trong quá trình tự điều chỉnh lại này. Ngâm mình trong nước ấm, uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ. Có thể đọc cái gì đó hoặc nghe nhạc.

Một số triệu chứng khác cũng có thể gặp như khô miệng, rát họng, đau đầu, rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi, chảy nước mắt, loét miệng và tăng cân.

Điểm đáng chú ý nhất ở đây là tăng cân. Không phải tất cả mọi người đều tăng cân sau khi bỏ thuốc. Trung bình bỏ thuốc có thể làm tăng khoảng 2 kg. Nguyên nhân có thể là người bỏ thuốc hoạt động ít hơn, và hay gặp hơn là người bỏ thuốc thường lấy thức ăn thay cho hút thuốc. Rất may là sự tăng cân này có thể tránh được.

- Ăn 3 đến 6 bữa nhỏ hàng ngày chứ không ăn 1 bữa thật nhiều

- Tránh những chất béo

- Ăn nhiều hoa quả và rau tươi

- Vẫn giữ phong độ làm việc, tập luyện nhiều hơn (ví dụ đi bộ nhanh ...)

Nếu vẫn tiếp tục tăng cân cũng đừng lo sợ. Cơ thể của bạn có thể cần có thời gian quen dần với tình trạng không có nicotine. Nếu bạn ăn uống điều độ, tránh ăn quá nhiều, tập luyện đều đặn, bạn sẽ giảm cân. Và hãy nhớ rằng lợi ích của việc bỏ thuốc còn giá trị hơn rất nhiều so với cái hại do tăng vài kg.

Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thiết kế web: OnIP™