Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Thứ sáu, 01/11/2024
TIN TỨCTIN TRONG NƯỚC

Việt Nam tổn thất gần 1% GDP/năm vì thuốc lá

Cập nhật lúc 08:23 29/05/2017
Các nước đang phát triển gánh chịu 40% tổn thất kinh tế toàn cầu do sử dụng thuốc lá. Trong đó, tại Việt Nam, tổn thất do thuốc lá chiếm tới gần 1% GDP mỗi năm. Thông tin này được đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông tin tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá diễn ra sáng 28-5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại lễ mít tinh.

Việt Nam triển khai nhiều biện pháp giảm tỷ lệ hút thuốc lá

Theo Tiến sĩ Lokky Wai, Trưởng đại diện văn phòng WHO tại Việt Nam, tổn thất do thuốc lá gây ra vượt xa phạm vi sức khỏe cộng đồng. Thuốc lá giết chết hơn bảy triệu người mỗi năm, và 80% những người này sống ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình. Đồng thời, nó gây ra tổn thất kinh tế lên tới hơn 1.400 tỷ USD/năm, bao gồm chi phí điều trị bệnh và mất năng suất lao động do thuốc lá.

TS Lokky cho biết, các nước đang phát triển gánh chịu 40% tổn thất kinh tế toàn cầu do sử dụng thuốc lá. Trong đó, tại Việt Nam, tổn thất do thuốc lá chiếm tới gần 1% GDP mỗi năm.

Việt Nam cũng đã triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá. Hơn ba năm từ khi thực hiện Luật Phòng chống tác hại (PCTH) thuốc lá,khorUSDba, 62 tỉnh, thành phố; 18 bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội thành lập ban chỉ đạo PCTH của thuốc lá.

Hiện nay, 70% số công đoàn cơ sở trên cả nước triển khai môi trường làm việc không khói thuốc lá. Ít nhất 150 nhà máy, xí nghiệp trong toàn quốc thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc, trong nhà.

Công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá được bước đầu triển khai, trong đó Bệnh viện Bạch Mai được giao nhiệm vụ thành lập Trung tâm tư vấn cai nghiện. Sau gần hai năm triển khai, tổng đài tư vấn cai nghiện thuốc lá miễn phí 1800-6606 tại Bệnh viện Bạch Mai đã nhận 13.596 cuộc gọi xin tư vấn cai nghiện thuốc lá. Công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá được triển khai tại 10 bệnh viện ở cả ba miền bắc, trung, nam nhằm tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ người dân có nhu cầu cai thuốc lá.

Tại buổi lễ mít tinh, đại diện Quỹ PCTH thuốc lá cũng cho biết, đến nay, tỷ lệ hút thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi giảm từ 3,3% năm 2007 xuống 2,5% năm 2014. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại nơi làm việc, nơi công cộng trên phương tiện giao thông công cộng giảm được từ 12 đến 15%.

Ở người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên, so với năm 2010 tỷ lệ hút thuốc trong nam giới Việt Nam có xu hướng giảm (từ 47,4% xuống 45,3%). Trong đó, tỷ lệ hút thuốc lá điếu của nam giới khu vực thành thị giảm được 6,5%.

Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo các nghệ sĩ và các bạn trẻ.

Trong ba tháng đầu năm 2017, tại Hà Nội, đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra tại 171 cơ sở nhà hàng, khách sạn, phạt 23 đơn vị với số tiền phạt gần 60 triệu đồng. Tại Hải Phòng, các cơ quan chức năng của thành phố Hải Phòng cũng đã kiểm tra 62 đơn vị, cơ sở kinh doanh, các khách sạn nhà hàng, cửa hàng bán lẻ thuốc lá, phạt 12 đơn vị với số tiền 30 triệu đồng.

Kiểm soát thuốc lá hiệu quả nhất bằng tăng thuế thuốc lá

Phát biểu tại lễ mít tinh, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong thế kỷ 21, tổng số ca tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá sẽ lên tới một tỷ người.

Theo khuyến cáo của WHO, các kết quả trong phòng chống tác hại thuốc lá có thể được cải thiện hơn rất nhiều bằng cách tăng đáng kể thuế thuốc lá, vì đây là biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả nhất.

“Thuế thuốc lá ở Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 40% giá bán lẻ hiện, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 58%, và thấp hơn rất nhiều so với mức khuyến cáo của WHO là 75% giá bán lẻ” – TS Lokky Wai cho biết.

Khi tăng thuế thuốc lá, sẽ giúp giảm hút thuốc, đồng thời nó sẽ giúp tăng doanh thu thuế của Chính phủ. Do đó, tăng thuế thuốc lá được gọi là một biện pháp lợi cả đôi đường: lợi cho sức khỏe cộng đồng và lợi cho thu thuế của chính phủ.

Tại lễ mít tinh, đại diện Quỹ PCTH thuốc lá cho biết, sẽ có nhiều biện pháp quỹ này đang triển khai trong nhiều năm tới, trong đó chú trọng nhất là nghiên cứu về tác động của việc tăng thuế thuốc lá hiện nay đến tiêu dùng các sản phẩm thuốc lá và cần có lộ trình tiếp tục tăng thuế đến mức có thể giúp giảm tỷ lệ hút thuốc, đồng thời cũng giúp tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách.

Đồng thời, nghiên cứu về tình hình thực tế vi phạm quy định cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá, nghiên cứu về thực trạng trồng cây thuốc lá và đề xuất phương hướng chuyển đổi ngành nghề cho người trồng cây thuốc lá.

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết, trong thời gian tới, Quỹ PCTH thuốc lá, Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố đẩy mạnh thực hiện Luật PCTH của thuốc lá, nhân rộng các mô hình môi trường không khói thuốc; tăng cường tư vấn cai nghiện thuốc lá…

Sau lễ mít tinh tại Nhà hát Lớn là sự kiện diễu hành xe đạp của 200 sinh viên trên các tuyến phố và sự kiện nhảy Flashmob do 1.000 sinh viên thực hiện tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Buổi lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá kết thúc bằng sự kiện đi bộ của các đại biểu cùng các nghệ sĩ và gần 2.000 sinh viên vòng quanh hồ Hoàn Kiếm với các thông điệp kêu gọi mọi người hãy cũng xây dựng cuộc sống không khói thuốc lá.

 

Báo Nhandan.com.vn
Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thông tin khác:
Thiết kế web: OnIP™