Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Chủ nhật, 24/11/2024
TIN TỨCTIN TRONG NƯỚC

Long An: Phòng chống tác hại thuốc lá, truyền thông đóng vai trò quan trọng

Cập nhật lúc 13:58 24/04/2017
Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá vẫn còn cao trong cộng đồng. Vì vậy, công tác truyền thông để xây dựng nơi làm việc, cơ sở y tế, trường học không khói thuốc lá (KKTL) là việc làm cần thiết.
Chú trọng công tác tuyên truyền
Nhằm nâng cao nhận thức cán bộ, công nhân viên chức, người lao động đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị cũng như nâng cao nhận thức của nhân dân về thực hiện môi trường không khói thuốc lá, Ban Chỉ đạo Phòng chống THTL Long An đã thma mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị 14 về việc tăng cường thực thi Luật phòng, chống tác hại thuốc lá trên địa bàn tỉnh đồng thời triển khai nhiều hoạt động thiết thực như: Hội thảo cán bộ chủ chốt về xây dựng mô hình cơ quan KKTL; tập huấn đào tạo tuyên truyền viên về truyền thông PCTHTL cho mạng lưới cán bộ y tế làm công tác truyền thông trong tỉnh; tổ chức lễ gắn bảng “cơ quan KKTL”, “ngôi trường KKTL” tại một số cơ quan, đơn vị; hội thi vẽ tranh phòng chống THTL trong trường học dành cho học sinh tiểu học và THCS tỉnh Long An,..
Đặc biệt, Trung tâm truyền thông Giáo dục sức khỏe Long An đơn vị tham mưu chính cho Ban chỉ đạo  PCTHTL tỉnh đã có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức hoạt động và có tầm ảnh hưởng rộng đến cộng đồng dân cư. Nhờ vậy nhận thức của người dân về tác hại thuốc lá được nâng lên rõ rệt. Trong năm 2016, Trung tâm đã hợp đồng với Đài phát thanh truyền hình Long An phát 02 phóng sự, 01 tọa đàm về THTL, phát 80 lần spot thông điệp phòng chống THTL; có 100,000 thuê bao di động mạng Vinaphone nhận được thông điệp phòng chống tác hại thuốc lá qua tin nhắn vào ngày Thế giới không hút thuốc lá; Tổ chức một Hội thi vẽ tranh trong trường học cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong toàn tỉnh. Hội thi được các em học sinh đón nhận một cách thích thú, tích cực. Với gần 3500 tranh vẽ dự thi đã nói lên sự quan tâm của các em học sinh với những tác hại do thuốc lá gây ra với sức khỏe con người, với môi trường sống. Qua Hội thi tỉnh Long An có thêm được 3500 tuyên truyền viên phòng, chống tác hại thuốc lá trong trường học tác động hiệu quả đến mỗi gia đình, cộng đồng nơi các em sinh sống. Với cái nhìn ngộ nghĩnh đa chiều các em đã vẽ ra các hiện tượng không lành mạnh trong xã hội do hút thuốc lá gây ra. Tác phẩm dự thi của các em đã đưa ra nhiều giải pháp, ước mơ từ thực tiễn cuộc sống xung quanh về một môi trường không khói thuốc lá, điều này cho thấy sự cảm nhận của các em đối với môi trường sống cũng như vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác hại của khói thuốc lá rất đúng đắn và có trách nhiệm.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn tổ chức 35 cuộc truyền thông trực tiếp tại tỉnh, huyện, mỗi lớp có trên 50 người dự. 15 lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt y tế, giáo dục, các BNĐT tuyến huyện, xã. lớp TOT PCTHTL cho cán bộ GDSK tỉnh, huyện, thị xã, thành phố. Hội nghị họp các cán bộ chủ chốt về xây dựng mô hình không khói thuốc. Băng rol, Panô tuyên truyền phòng chống THTL, panô cấm hút thuốc lá, panô thông báo các mức xử phạt hành chính vi phạm luật PCTHTL. Tổ chức giám sát việc thực hiện các hoạt động xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. 03 lớp tập huấn công an. 02 lớp tập huấn cho thanh tra.
Cơ sở y tế phải đảm bảo môi trường không khói thuốc lá
 Phó Giám đốc kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phòng chống tác hại thuốc lá Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Long An – Bác sĩ Trần Hoàng Sơn chia sẻ: “Hiện tại, các khoa, phòng của BV đều xây dựng góc tuyên truyền phòng, chống THTL bằng các biển báo, pa nô cấm hút thuốc lá. BV đang triển khai phong trào thi đua xây dựng môi trường cơ sở y tế KKTL trong năm 2017 giữa các khoa, phòng với nhau. Cán bộ y tế quyết tâm gương mẫu trong thực hiện không hút thuốc lá nhằm làm gương cho các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; qua đó, góp phần bảo vệ sức khỏe của cán bộ y tế, tạo hình ảnh đẹp của người thầy thuốc và xây dựng môi trường trong lành để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn”.
Còn tại BV Đa khoa Khu vực Hậu Nghĩa, hoạt động phòng chống THTL được thực hiện từ tháng 5/2013 đến nay. Hiện BV đang đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, CNVC - NLĐ về tác hại của thuốc lá, lợi ích của môi trường KKTL và phổ biến các quy định của Luật Phòng chống THTL. Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính Quản trị Bệnh viện ĐKKV Hậu Nghĩa – Bác sĩ.CK1 Lê Văn Bạo chia sẻ: “Đối tượng tuyên truyền, vận động mà chúng tôi hướng đến không chỉ cán bộ, CNVC – NLĐ mà còn tuyên truyền cho bệnh nhân, thân nhân người bệnh và người đến liên hệ công việc tại cơ sở y tế. Hình thức tuyên truyền được các khoa, phòng thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép trong các cuộc họp hội đồng người bệnh,… Hiện nay, BV có 371 cán bộ, CNVC - NLĐ, trong đó, tỷ lệ người không hút thuốc chiếm 95%, 100% người thực hiện nghiêm túc không hút thuốc lá nơi làm việc cũng như trong khuôn viên BV. Đây là hoạt động giúp người không hút thuốc được hít thở bầu không khí trong lành, người hút thuốc có môi trường thuận lợi để quyết tâm bỏ thuốc”.
Xây dựng mô hình trường học không khói thuốc lá
Nhằm xây dựng môi trường KKTL tại các cơ sở giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Long An ngoài cam kết thực hiện đúng các nội dung đã ký với BCĐ Phòng chống THTL tỉnh còn xây dựng kế hoạch phòng chống THTL trong toàn ngành. Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức về THTL và phổ biến Luật Phòng, chống THTL cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh. Phó Trưởng Phòng Giáo dục Trung học Sở Giáo dục và Đào tạo Long An – Dương Nguyên Quốc (người tham mưu về công tác phòng chống THTL) cho biết: “Đến nay, tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đều thực hiện nghiêm Luật phòng chống THTL; thực hiện nghiêm việc cấm mua bán, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm có hình ảnh liên quan đến thuốc lá tại các cơ sở giáo dục. Các cán bộ, giáo viên và công nhân viên ngành giáo dục ngoài gương mẫu đi đầu không hút thuốc lá trong trường học, nhà trẻ, nơi làm việc, nơi công cộng còn thực hiện tuyên truyền về THTL, cách bỏ thuốc lồng ghép trong các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”.
Một trong những cơ sở giáo dục làm khá tốt là Trường THCS và THPT Hà Long, TP. Tân An. Khác với các cơ sở giáo dục khác, học sinh nhà trường đa số vướng vấp vấn đề xã hội. Vì vậy, việc hút thuốc đối với các em trước khi vào nhà trường là khó tránh khỏi. Do đó, nội dung phòng chống THTL cũng là nội dụng chính trong kế hoạch hoạt động hàng năm của trường. Nhờ đó, nhận thức, hành động của cán bộ, giáo viên, học sinh về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và môi trường sống đã được nâng lên rõ rệt.
Chủ tịch Công đoàn kiêm Tổng Giám thị Trường THCS và THPT Hà Long – Thầy Phan Hùng Lâm chia sẻ: “Hoạt động này được thực hiện thường xuyên lồng ghép trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, các buổi sinh hoạt lớp, các hoạt động dã ngoại, các cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh. Đặc biệt, việc giáo dục để học sinh nâng cao ý thức tự giác bỏ thuốc còn được dạy tích hợp trong các môn học. Giáo dục là một việc, tăng cường kiểm tra mới là việc quan trọng nên Ban Giám thị nhà trường luôn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Khi phát hiện trường hợp cán bộ, giáo viên, học sinh hút thuốc thì trực tiếp gặp gỡ để nhắc nhở. Riêng với học sinh được thực hiện với hình thức răn đe: “Học sinh nào hút thuốc lá trong khuôn viên nhà trường khi bị phát hiện sẽ bị hạ hạnh kiểm”. Hình thức răn đe nghiêm khắc này đã giúp các em nhận thức đúng đắn về THTL, từ đó có thêm ý chí và nghị lực bỏ thuốc”.
Em Nguyễn Thanh Sang, học sinh lớp 11A3, Trường THCS và THPT Hà Long chia sẻ: “Trước khi vào đây học, em đã hút thuốc 2 năm. Nhưng khi vào đây học, được giáo viên quan tâm nhắc nhở em đã dần bỏ được thuốc. Qua giáo dục, em biết được hút thuốc lá sẽ bị rất nhiều bệnh có liên quan trực tiếp đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản hay ung thư phổi,… Em thấy bỏ thuốc không khó, có ý chí, quyết tâm là sẽ bỏ được”.
Cam kết xây dựng nơi làm việc không khói thuốc lá
Không chỉ xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá tại các cơ sở y tế, trường học mà hoạt động này còn được các đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện theo tinh thần chỉ thị 14 của UBND tỉnh Long An về việc tăng cường thực thi Luật phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn tỉnh với cam kết thực hiện nghiêm điều 6 của Luật phòng chống tác hại thuốc lá. Điển hình là xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành. Nhằm xây dựng tác phong làm việc văn minh, cơ quan có văn hóa, xanh, sạch, đẹp, xã đang tích cực triển xây dựng môi trường cơ quan KKTL. Hiện tại, tất cả các phòng làm việc trong cơ quan đều thực hiện dán biển báo “Không hút thuốc lá”, không có đĩa đựng, gạt tàn thuốc lá trong phòng làm việc. Toàn xã có 48 người, trong đó chỉ còn 6 cán bộ, công chức, người lao động chưa bỏ được thuốc. Chủ tịch Công Đoàn cơ sở xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành – Trần Văn Dẩu chia sẻ: “Từ năm 2010 đến nay, chúng tôi vận động được 10 người trong cơ quan bỏ thuốc. Thật ra, THTL hầu như ai cũng biết, nhưng do những người hút thuốc lâu năm khó có thể bỏ liền được nên cần vận động để họ bỏ từ từ. Chúng tôi mong muốn qua tuyên truyền sẽ giúp mỗi cán bộ, công chức, người lao động tại cơ quan quyết tâm bỏ thuốc để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, người thân và mọi người xung quanh”.
Không hút thuốc lá sẽ giảm được nhiều nguy cơ cho sức khỏe, góp phần giảm thiệt hại về kinh tế gia đình, giảm bớt chi phí vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ tại các cơ sở y tế, trường học, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là phòng tránh được các bệnh có liên quan đến khói thuốc lá. Người hút thuốc cần hiểu biết về tác hại khi hút thuốc, lợi ích của việc xây dựng môi trường KKTL. Trên cơ sở những hiểu biết này sẽ tạo động lực, quyết tâm bỏ thuốc cho mỗi người đang hút thuốc. Tuy nhiên, việc bỏ thuốc lá là không đơn giản, đòi hỏi nhận thức, quyết tâm rất cao của chính người hút thuốc và rất cần vai trò quan trọng trong hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, của cơ quan, đơn vị
.“Trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân đối với công tác PCTHTL. Truyền thông là phương pháp hữu hiệu nhất, có thể nói, đây là công việc thầm lặng đòi hỏi thời gian lâu dài và tính bền bỉ nhưng sẽ cho kết quả bền vững khi đạt được. Chính truyền thông cộng đồng chứ không ai khác sẽ giúp người dân nhanh chóng tiếp nhận được thông tin, có kiến thức về sức khỏe, thực hiện các hành vi có lợi bảo vệ và nâng cao sức khỏe trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá hiện nay” Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Tấn Hiền bài tỏ quan điểm của mình.
Trung tâm TT-GDSK Long An
Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thông tin khác:
Thiết kế web: OnIP™