Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Thứ ba, 26/11/2024
TIN TỨCTIN TRONG NƯỚC

Hội nghị triển khai Luật PCTH thuốc lá và Chiến lược quốc gia PCTH thuốc lá

Cập nhật lúc 10:18 25/04/2013
Ngày 23 tháng 4 năm 2013, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và Chính sách Quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá..
Ngày 23 tháng 4 năm 2013, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và Chính sách Quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá..
Theo Điều tra Toàn cầu về sử dụng thuốc lá năm 2010, Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất trên thế giới, đặc biệt là trong nam giới, trung bình cứ 2 nam giới trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) thì có 1 người hút thuốc. Gần 8 triệu người lao động Việt Nam thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động tại nơi làm việc, 47 triệu người thường xuyên phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nhà. Tại Việt Nam trong khi xu hướng mắc các bệnh lây nhiễm giảm thì các bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh chóng. Các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi… là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam giới và nữ giới của nước ta. Nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách Y tế năm 2011 cho thấy gần 11% tổng số ca tử vong ở nam giới là do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không thực hiện, con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca một năm vào năm 2030.

Để giảm thiểu các tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế, xã hội và môi trường, ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Luật PCTH thuốc lá). Luật PCTH thuốc lá có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013.  Luật quy định các biện pháp nhằm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và các điều kiện đảm bảo để phòng chống tác hại của thuốc lá. Một trong những nội dung quan trọng của Luật PCTH thuốc lá là quy định về các địa điểm cấm hút thuốc, bao gồm: các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn; các địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi giành riêng cho người hút thuốc; quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý các địa điểm cấm hút thuốc lá; xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Tiếp theo đó, ngày 25/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 229/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020. Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm Giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam nhằm giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá gây ra. Các giải pháp chủ yếu đưa ra trong Chiến lược bao gồm việc hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá; giải pháp về thông tin, giáo dục, truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá; giải pháp về tổ chức và nguồn nhân lực, giải pháp về tài chính.
Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới, Ủy ban nhân một số tỉnh, thành phố, đại diện Quỹ Nâng cao sức khỏe của Thái Lan, đại diện Liên minh Phòng, chống tác hại thuốc lá (SEATCA) và các cơ quan báo chí.

 
Thông qua Hội nghị triển khai Luật, Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc, trường học, bệnh viện và một số nơi công cộng theo quy định của Luật, thực hiện nghiêm các quy định cấm bán thuốc lá; cấm quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ các sản phẩm thuốc lá, kêu gọi mọi người cùng nhau xây dựng môi trường sống và làm việc trong lành không khói thuốc vì sức khỏe của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.  
Ngày 23 tháng 4 năm 2013, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và Chính sách Quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá..
Theo Điều tra Toàn cầu về sử dụng thuốc lá năm 2010, Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất trên thế giới, đặc biệt là trong nam giới, trung bình cứ 2 nam giới trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) thì có 1 người hút thuốc. Gần 8 triệu người lao động Việt Nam thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động tại nơi làm việc, 47 triệu người thường xuyên phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nhà. Tại Việt Nam trong khi xu hướng mắc các bệnh lây nhiễm giảm thì các bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh chóng. Các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi… là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam giới và nữ giới của nước ta. Nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách Y tế năm 2011 cho thấy gần 11% tổng số ca tử vong ở nam giới là do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không thực hiện, con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca một năm vào năm 2030.
Để giảm thiểu các tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế, xã hội và môi trường, ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Luật PCTH thuốc lá). Luật PCTH thuốc lá có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013.  Luật quy định các biện pháp nhằm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và các điều kiện đảm bảo để phòng chống tác hại của thuốc lá. Một trong những nội dung quan trọng của Luật PCTH thuốc lá là quy định về các địa điểm cấm hút thuốc, bao gồm: các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn; các địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi giành riêng cho người hút thuốc; quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý các địa điểm cấm hút thuốc lá; xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Tiếp theo đó, ngày 25/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 229/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020. Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm Giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam nhằm giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá gây ra. Các giải pháp chủ yếu đưa ra trong Chiến lược bao gồm việc hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá; giải pháp về thông tin, giáo dục, truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá; giải pháp về tổ chức và nguồn nhân lực, giải pháp về tài chính.

Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới, Ủy ban nhân một số tỉnh, thành phố, đại diện Quỹ Nâng cao sức khỏe của Thái Lan, đại diện Liên minh Phòng, chống tác hại thuốc lá (SEATCA) và các cơ quan báo chí.
Thông qua Hội nghị triển khai Luật, Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc, trường học, bệnh viện và một số nơi công cộng theo quy định của Luật, thực hiện nghiêm các quy định cấm bán thuốc lá; cấm quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ các sản phẩm thuốc lá, kêu gọi mọi người cùng nhau xây dựng môi trường sống và làm việc trong lành không khói thuốc vì sức khỏe của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.  
 
Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thông tin khác:
Thiết kế web: OnIP™