Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Thứ hai, 25/11/2024
HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁNGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ

Chủ đề ngày Thế giới Không thuốc lá 31/5/2014

Cập nhật lúc 16:22 22/04/2014
                          CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ 31/5/2014
                                                             “Tăng thuế thuốc lá”
 
            Sử dụng thuốc lá gây tử vong cho gần 6 triệu người mỗi năm trên toàn cầu, trong đó  hơn 600.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc thụ động (người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc của người khác).  
Nếu chúng ta không có các hành động kịp thời, con số tử vong do nạn dịch thuốc lá sẽ tăng lên thành hơn 8 triệu ca mỗi năm vào năm 2030. Hơn 80% các trường hợp tử vong do thuốc lá xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Những ca tử vong này lẽ ra đã có thể tránh được.
            Hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác kêu gọi các nước hãy tăng thuế thuốc lá.
 
Tăng thuế thuốc lá giúp giảm tiêu thụ thuốc lá và cứu sống con người
Theo Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá (WHO FCTC), các nước cần thực hiện chính sách thuế và giá đối với các sản phẩm thuốc lá để giảm tiêu thụ thuốc lá. Nghiên cứu cho thấy việc tăng thuế rất có hiệu quả trong việc giảm sử dụng thuốc lá ở nhóm thu nhập thấp và ngăn chặn những người trẻ tuổi bắt đầu hút thuốc. Khi tăng thuế thuốc lá sao cho giá thuốc lá tăng thêm 10%, sẽ giúp giảm tiêu thụ thuốc lá khoảng 4% ở các nước có thu nhập cao và khoảng 8% ở hầu hết các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Hơn nữa, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá được coi là biện pháp kiểm soát thuốc lá có hiệu quả cao và chi phí thấp nhất. Báo cáo Y tế Thế giới năm 2010 ước tính ở 22 quốc gia thu nhập thất nhất, khi tăng 50% mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá sẽ giúp ngân sách các quốc gia này có thêm hơn 1,4 tỷ USD mỗi năm từ khoản thu thuế thuốc lá. Nếu dành phần tăng thêm này cho y tế, thì nguồn chi cho y tế của chính phủ ở các nước này có thể tăng lên đến 50%.
 
Mục tiêu:
Mục tiêu của Ngày thế giới không thuốc lá là để bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai khỏi những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe do sử dụng thuốc lá mà còn tránh khỏi các hậu quả về  kinh tế, môi trường và xã hội gây ra do việc sử dụng thuốc lá và hút thuốc thụ động.
 
Mục tiêu cụ thể của Ngày thế giới không thuốc lá 2014:
  • Vận động Chính phủ tăng thuế thuốc lá với mức cao để làm giảm tiêu thụ thuốc lá.
  • Cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự  ủng hộ và vận động các nhà hoạch định chính sách ủng hộ tăng thuế thuốc lá đến mức cao để làm giảm sử dụng thuốc lá.
 
Hàng năm Tổ chức Y tế thế giới và  các tổ chức từ nhiều nơi trên thế giới đều kỷ niệm  Ngày thế giới không thuốc lá, nhằm thông tin rộng rãi về các nguy cơ sức khỏe do sử dụng thuốc lá, kêu gọi sự ủng hộ đối với các chính sách hiệu quả nhằm giảm tiêu thụ thuốc lá.
Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu lẽ ra có thể phòng tránh được. Sử dụng thuốc lá hiện gây ra 10% trong số các ca tử vong có thể tránh được ở người trưởng thành trên toàn thế giới.
 
ĐỀ XUẤT MỨC THUẾ THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM NHẰM GIẢM TỶ LỆ SỬ DỤNG THUỐC LÁ THEO MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PCTH THUỐC LÁ ĐẾN NĂM 2020
Tỷ lệ thuế thuốc lá của Việt Nam chiếm 41,6% trên giá bán lẻ. Việt Nam là nước có mức thuế thuốc lá thấp gần nhất so với các nước trong khu vực (Brunei 81%, Thái Lan 70%, Singapore  71%, Malaysia 57%, Philippine 53%, Indonesia 51%, Lào 43% ) và rất thấp so với các nước phát triển (Pháp 80%, Đức 73%, Úc 60%..)
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sử dụng thuốc lá trong thanh thiếu niên cho thấy tỷ lệ hút thuốc trong thanh thiếu niên đang tăng và độ tuổi bắt đầu hút thuốc ngày càng trẻ. Có tới 21,6% nam thanh niên từ 16 đến 24 tuổi là người hút thuốc (GATS 2010).
Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh độ tuổi 13-15 năm 2007 cũng cho thấy tỷ lệ học sinh nam hút thuốc trước 10 tuổi là 17 %.  10,3 % học sinh nam và 4% học sinh nữ độ tuổi 13-15 trả lời có ý định sẽ hút thuốc trong tương lai.
Khi lựa chọn sử dụng thuốc lá, hầu hết các em không nhận thức đầy đủ những nguy cơ gây nghiện, nguy cơ mắc bệnh và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá.
Trong khi đó, giá thuốc lá tại Việt Nam rất rẻ, đã tạo điều kiện để thanh thiếu niên nhanh chóng trở thành người hút thuốc. Nhiều người trong số các em sẽ phải gánh chịu những hậu quả tàn phá về sức khỏe do sử dụng thuốc lá.
Vì vậy, tăng thuế chính là biện pháp để hạn chế thanh thiếu niên hút thuốc – một hành vi chứa đựng nguy cơ tử vong sớm lớn nhất mà thanh thiếu niên mắc phải.
Để đạt mục tiêu quốc gia là giảm khoảng 8% tỷ lệ hút thuốc lá trong vòng 8 năm (từ 2012-2020) mức thuế suất thuế TTĐB cần tăng từ 65% lên 105% vào năm 2015 và có lộ trình tăng lên thành 145% vào năm 2018 và tiếp tục xem xét tăng thuế lên 155% vào năm 2020.


 
Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thông tin khác:
Thiết kế web: OnIP™