Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Thứ ba, 26/11/2024
HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁNGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ

Tuổi trẻ Không thuốc lá

Cập nhật lúc 10:29 22/04/2013
Thông điệp của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2008: Tuổi trẻ không thuốc lá và một trong những cách hữu hiệu nhất nhằm bảo vệ thanh niên trước tác hại của thuốc lá là cấm quảng cáo, khuyến mại, và các hoạt động tài trợ của ngành công nghiệp thuốc lá cho bất cứ một sự kiện hay hoạt động nào.
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong có thể phòng tránh được trên thế giới. Thuốc lá giết chết tới 50% số người thường xuyên sử dụng nó. Ngày nay trên thế giới có khoảng 1 tỷ thanh niên, và 85% trong số họ sống ở các quốc gia đang phát triển. Sau khi đã trải qua thời kỳ trẻ thơ dễ bị tổn thương, sức khỏe của họ nói chung là tốt. Tuy nhiên, hút thuốc lá đang góp phần trong những nguyên nhân gây tử vong mà hiện đang làm thay đổi hình ảnh truyền thống về những thanh niên khỏe mạnh trên toàn thế giới.
Việc những người ở độ tuổi vị thành niên thử nghiệm với sản phẩm dễ gây nghiện này, sản phẩm được thúc đẩy mạnh mẽ bởi ngành công nghiệp thuốc lá, có thể rất dễ dàng dẫn tới việc phụ thuộc cả đời vào thuốc lá.
Một trong những cách hữu hiệu nhất nhằm bảo vệ thanh niên trước tác hại của thuốc lá là cấm quảng cáo, khuyến mại, và các hoạt động tài trợ của ngành công nghiệp thuốc lá cho bất cứ một sự kiện hay hoạt động nào.

    Tâm điểm

Chiến dịch năm nay sẽ tập trung vào thông điệp chính sau:
Các hoạt động tiếp thị thuốc là nhằm lôi kéo thanh niên đến với thuốc lá, sản phẩm giết chết tới một nửa số người sử dụng nó. Việc cấm hoàn toàn tất cả các hình thức quảng cáo trực tiếp và gián tiếp, bao gồm cả các hoạt động tài trợ là rất hiệu quả trong việc bảo vệ thanh niên khỏi việc bắt đầu hút thuốc.
Việc tiếp xúc với các thông tin quảng cáo, khuyến mại và tài trợ cũng như khả năng tiếp cận, tính sẵn có, giá cả phải chăng và sự chấp nhận của xã hội đối với các sản phẩm thuốc lá đóng một vai trò quan trọng trong việc thử nghiệm hút thuốc và sau đó chuyển thành nghiện thuốc lá. Các hoạt động quảng cáo cho thuốc lá có mối liên quan có tính nhân quả đối với việc bắt đầu hút thuốc trong trẻ vị thành niên, và mức độ tiếp cận với những thông tin quảng cáo thuốc lá nhiều hay ít cũng là yếu tố dự đoán mức độ tiêu thụ thuốc lá của thanh niên về sau.
Hàng năm, ngành thuốc lá toàn cầu chi hàng chục tỷ đô la cho các hoạt động tiếp thị cho sản phẩm chết người của mình. Các hoạt động tiếp thị của họ nhằm để có thêm người hút thuốc mới, trẻ nhằm thay thế những người hút thuốc đã chết vì bệnh tật do thuốc lá.
Các hình thức xúc tiến thương mại thuốc lá trực tiếp bao gồm: quảng cáo qua đài truyền thanh, truyền hình, các tạp chí, băng rôn, poster và pano quảng cáo; gửi thư trực tiếp, các phiếu mua hàng, các chương trình rút thăm có thưởng, các chương trình khách hàng thân thiết, các hoạt động tài trợ cho các sự kiện giải trí đặc biệt tại những địa điểm công cộng của thanh niên như quán bar và các câu lạc bộ, và các tạp chí thường kỳ được gửi qua bưu điện tới danh mục các địa chỉ gửi thư mà công ty thuốc lá có được.

    Kêu gọi hành động

Hiện nay, chỉ có 5% dân số thế giới sống ở các nước hoàn toàn cấm các quảng cáo, khuyến mại và tài trợ cho thuốc lá. Có khoảng nửa số trẻ em trên thế giới sống ở những nước không cấm việc phân phối tự do các sản phẩm thuốc lá. Một trong những cách hữu hiệu mà các nước có thế áp dụng để bảo vệ sức khỏe người dân của mình là cấm hoàn toàn tất cả các quảng cáo, khuyến mại, và tài trợ của các công ty thuốc lá.
Chỉ có cấm hoàn toàn và triệt để mới có thể giảm việc sử dụng thuốc lá. Các nghiên cứu cấp quốc gia trước và sau khi thực hiện cấm quảng cáo cho thấy tỷ lệ tiêu dùng thuốc lá có thể giảm tới 16%. Việc cấm một phần có rất ít hoặc không có mấy tác động tới cầu thuốc lá bởi vì quảng cáo có thể được triển khai trên các kênh thông tin thay thế khác.

Kêu gọi cấm 100% các HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO, TÀI TRỢ VÀ KHUYẾN MẠI CÁC SẢN PHẨM THUỐC LÁ!

  • Kêu gọi đối với những nhà hoạch định chính sách:  yêu cầu luật phải cấm hoàn toàn tất cả các hình thức quảng cáo, khuyến mại và tài trợ trực tiếp hay gián tiếp cho các sản phẩm thuốc lá. Những nhà hoạch định chính sách cần phải nhận thức rằng các chính sách chỉ kêu gọi các công ty thuốc lá “tự nguyện không quảng cáo” là hoàn toàn không có hiệu quả và không phải là biện pháp có thể áp dụng để bảo vệ người dân, đặc biệt là thanh niên trước những chiến lược tiếp thị của ngành thuốc lá. Những nhà hoạch định chính sách cũng cần hiểu rằng tại các nước đang phát triển với hơn hai phần ba số người hút thuốc trên toàn thế giới thì việc đấu tranh với những hoạt động này là khó khăn nhất. Đối với các công ty thuốc lá, những nền kinh tế đang phát triển này là những thị trường mới, rộng lớn mà ở đó họ có thể đẩy mạnh việc tiêu thụ những sản phẩm chết người của mình và tìm kiếm "người hút thuốc thay thế" trong giới trẻ.
  • Kêu gọi đối với công chúng:  chiến dịch cũng tập trung vào việc nâng cao nhận thức của người dân và khuyến khích họ (thanh niên, các bậc cha mẹ và các tổ chức thanh niên) lên tiếng yêu cầu những nhà hoạch định chính sách phải cấm các hoạt động quảng cáo, khuyến mại và tài trợ cho các sản phẩm thuốc lá.

Thông tin cơ bản về các chiến lược tiếp thị

Tiêu điểm của Ngày Thế giới không thuốc lá 2008 sẽ là phơi bày các chiến lược tiếp thị bao gồm các hoạt động quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của các công ty thuốc lá.
Các chiến lược tiếp thị hỗn hợp bao gồm:
  • Các loại hình quảng cáo khác nhau như: Lồng ghép trong các chương trình truyền thông và trong các chủ đề thông tin; quảng cáo trong videogame, đồ chơi và các trò chơi khác; dùng hàng hóa khác để quảng cáo cho thuốc lá (brand stretching); xúc tiến thương mại thông qua các hình ảnh về nhãn mác hoặc hình ảnh diễn viên hút thuốc trên sân khấu; sử dụng hình ảnh hút thuốc và các hình ảnh về nhãn mác thuốc lá trong các phim hoặc kịch dài tập, và hoạt động tài trợ cho những sự kiện thể thao và giải trí khác nhằm truyền tải "chức năng" và đặc tính của sản phẩm tới thanh niên.
  • Các loại trưng bày sản phẩm ví dụ như: các quầy hàng có thể tự chọn sản phẩm, mua hàng qua internet; máy bán thuốc lá tự động và các cửa hàng trưng bày rất sáng tạo để thu hút thêm những thanh niên mới hút thuốc và tạo điều kiện tiếp cận các sản phẩm thuốc lá dễ dàng.
  • Thông qua bao bì và đặc tính sản phẩm ví dụ: việc sử dụng các thuật ngữ dễ gây lầm lẫn như "nhẹ" ("light"), "hàm lượng tar thấp" ("low tar") và "êm" ("mild"); quảng bá các mùi vị khác nhau như thuốc lá có vị kẹo; sử dụng kích cỡ, màu sắc, thiết kế của bao bì và thiết kế nhãn hiệu nhằm làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn đối với giới trẻ.
  • Đa dạng hóa sản phẩm theo các mức giá như: ưu đãi khi mua hàng như giảm giá khi mua nhiều; bán thuốc lá trong những gói nhỏ hợp với túi tiền của thanh niên hơn.
Với hàng triệu khách hàng hoặc là chết vì những căn bệnh liên quan đến thuốc lá hoặc bỏ hút thuốc hàng năm, ngành công nghiệp thuốc là cần phải có thêm hàng nghìn người hút thuốc mới mỗi ngày. Những khách hàng mới này được thu hút phần lớn từ những người ở độ tuổi vị thành niên mà ngành công nghiệp thuốc lá nhắm tới thông qua các chiến lược tiếp thị của mình.
Việc ngày càng nhiều phụ nữ trẻ hút thuốc ở những quốc gia có đông dân số là một trong những nguy cơ đáng lo ngại của sự phát triển kinh tế. Ở nhiều nước, thường thì theo truyền thống phụ nữ không hút thuốc: tỷ lệ phụ nữ hút thuốc chỉ khoảng một phần tư so với nam giới. Do phần lớn phụ nữ hiện nay không hút thuốc, ngành công nghiệp thuốc lá đang tích cực xúc tiến các hoạt động nhằm khai thác thị trường mới tiềm năng này
Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thiết kế web: OnIP™