Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Thứ ba, 26/11/2024
CÔNG ƯỚC KHUNGCÁC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Hướng dẫn thực hiện Điều 8

Cập nhật lúc 11:04 07/06/2013
Hướng dẫn này nhằm giúp các Bên làm tròn những nghĩa vụ được quy định tại Điều 8 trong Công ước Khung. Hướng dẫn được đưa ra trên cơ sở các bằng chứng và kinh nghiệm tốt nhất của những Bên đã thực hiện thành công các biện pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu sự phơi nhiễm với khói thuốc lá.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU 11 CÔNG ƯỚC KHUNG VỀ KIỂM SOÁT THUỐC LÁ CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI
 
(BAO BÌ VÀ NHÃN MÁC SẢN PHẨM THUỐC LÁ)

 
MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC VÀ SỬ DỤNG THUẬT NGỮ
 
Mục đích
 
Thống nhất với các điều khoản khác của Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới và ý định của Hội nghị các Quốc gia tham gia Công ước, những hướng dẫn này được xây dựng để hỗ trợ các bên tham gia Công ước thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 11 của Công ước, và đề xuất biện pháp mà các quốc gia có thể áp dụng để tăng cường hiệu quả của các biện pháp kiểm soát bao bì và nhãn mác sản phẩm. Điều 11 qui định mỗi quốc gia phải thông qua và triển khai áp dụng các biện pháp kiểm soát bao bì và nhãn mác sản phẩm hiệu quả trong vòng 3 năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực đối với quốc gia đó.
 
Nguyên tắc
 
Để đạt được mục tiêu cùng những thỏa thuận của Công ước và đảm bảo thực hiện thành công các điều khoản của Công ước, Điều 4 qui định là ngoài các nguyên tắc khác, các bên tham gia Công ước phải tuân theo nguyên tắc là mọi người đều phải được thông tin về hậu quả đối với sức khỏe, bản chất gây nghiện và nguy cơ gây tử vong do việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm khói thuốc gây ra.
 
Trên toàn cầu vẫn còn nhiều người chưa nhận thức đầy đủ hoặc còn đánh giá thấp những nguy cơ bệnh tật và tử vong sớm do hút thuốc và phơi nhiễm khói thuốc gây ra. Những cảnh báo và thông điệp về sức khỏe được thiết kế phù hợp in trên bao thuốc đã được chứng minh là biện pháp ít tốn kém để giảm tiêu thụ thuốc lá. Những cảnh báo sức khỏe hiệu quả và những thông điệp có hiệu quả khác, và các biện pháp kiểm soát bao bì và nhãn mác sản phẩm thuốc lá chính là những thành phần chủ chốt của cách tiếp cận toàn diện và lồng ghép trong kiểm soát thuốc lá.
 
Các bên tham gia Công ước cần xem xét bằng chứng và kinh nghiệm của các nước khác khi xây dựng các qui định mới về bao bì và nhãn mác sản phẩm và để triển khai những biện pháp hiệu quả nhất có thể.
 
Như nêu rõ trong các Điều 20 và 22 của Công ước, hợp tác quốc tế và hỗ trợ lẫn nhau là những nguyên tắc cơ bản để củng cố năng lực của các bên trong việc thực hiện đầy đủ và nâng cao hiệu quả của Điều 11 của Công ước.
 
Sử dụng thuật ngữ
 
Để phục vụ mục đích của những hướng dẫn này:
 
■    “Biện pháp pháp lý” là bất kỳ công cụ pháp luật nào chứa đựng hoặc thiết lập nghĩa vụ, yêu cầu hay qui định cấm, theo luật do cơ quan có thẩm quyền thích hợp ban hành. Ví dụ về những công cụ như vậy bao gồm, song không chỉ gồm nghị định, luật, qui định và quyết định hành chính hay hành pháp.
 
■    “Tờ thông tin trong bao thuốc” có nghĩa là bất kỳ thông báo nào được đưa vào trong mỗi bao hay gói thuốc lá mà người tiêu dùng mua ở cơ sở bán lẻ, ví dụ như tờ rơi, tờ thông tin có kích cỡ nhỏ;
 
■    “Tờ đính kèm” là bất kỳ thông báo nào dán vào vỏ ngoài của bao hay gói thuốc lá mà người tiêu dùng mua ở cơ sở bán lẻ, như tờ thông tin hay tờ rơi cỡ nhỏ đặt dưới lớp ni lông bao bên ngoài hay dán ngoài bao thuốc lá
 
Y DỰNG QUI ĐỊNH HIỆU QUẢ VỀ BAO BÌ VÀ NHÃN MÁC SẢN PHẲM
 
 Những cảnh báo và thông điệp về sức khỏe được thiết kế phù hợp là một phần của một loạt biện pháp hiệu quả nhằm truyền đạt nguy cơ về sức khỏe và giảm mức độ sử dụng thuốc lá. Bằng chứng cho thấy là mức độ hiệu quả của cảnh báo sức khỏe hay cac thông điệp khác gia tăng theo kích thước của chúng. So với những cảnh báo và thông điệp kích thước nhỏ và chỉ dùng chữ, thì những cảnh báo kích cỡ lớn và có hình ảnh kèm theo có nhiều khả năng được nhận biết hơn, truyền đạt nguy cơ về sức khỏe tốt hơn, gây ra phản ứng tình cảm mạnh hơn và tăng động cơ bỏ thuốc và giảm mức độ hút thuốc cho những người nghiện thuốc lá. Những cảnh báo lớn bằng hình ảnh cũng có nhiều khả năng duy trì hiệu quả được lâu dài và đặc biệt có tác dụng truyền đạt tác động đối với sức khỏe tới những nhóm đối tượng trình độ văn hóa thấp, trẻ em và thanh thiếu niên. Những yếu tố khác giúp tăng cường hiệu quả bao gồm in cảnh báo và thông điệp về sức khỏe ở những mặt trưng bày chính của bao thuốc, và ở vị trí phía trên của những mặt này; sử dụng nhiều màu sắc thì tốt hơn là hai màu đen trắng; yêu cầu có nhiều cảnh báo và thông điệp về sức khỏe được sử dụng đồng thời; và định kỳ thay đổi cảnh báo và thông điệp về sức khỏe.
 
 
Chi tiết thiết kế
 
Vị trí
 
Điều 11, khoản 1(b)(iii) của Công ước qui định cụ thể là mỗi quốc gia tham gia Công ước phải thông qua và áp dụng các biện pháp hiệu quả để đảm bảo sao cho các cảnh báo và thông điệp về sức khỏe phải có khổ lớn, rõ ràng, dễ thấy và dễ đọc. Vị trí và cách trình bày cảnh báo và thông điệp về sức khỏe trên bao thuốc lá cần phải đảm bảo dễ nhìn thấy nhất. Các nghiên cứu cho thấy là cảnh báo và thông điệp về sức khỏe thường dễ thấy hơn khi được đặt phía trên hơn là phía dưới, mặt trước hơn là mặt sau bao thuốc. Các bên tham gia Công ước cần qui định cảnh báo và thông điệp về sức khỏe phải được bố trí ở:
 
■    cả mặt trước và mặt sau (hay ở những mặt chính nếu có nhiều mặt) của mỗi bao và gói thuốc lá, chứ không phải ở một cạnh, để đảm bảo cảnh báo và thông điệp về sức khỏe dễ nhìn thấy, vì đối với phần lớn các kiểu bao gói thuốc, mặt trước của bao thuốc là vị trí trình bày dễ thấy nhất đối với người sử dụng.
 
■    ở những mặt chính và nhất là vị trí phía trên cùng của mặt bao hơn là dưới cùng, để tăng mức độ nhận biết; và
 
■    theo cách nào đó để đảm bảo sau khi bóc bao thuốc, chữ và hình ảnh trong cảnh báo về sức khỏe không bị rách hoặc che khuất.
 
Ngoài các cảnh báo và thông điệp về sức khỏe đề cập ở điểm 8, các bên tham gia Công ước cần cân nhắc việc yêu cầu bố trí cảnh báo và thông điệp về sức khỏe trên tất cả các mặt của bao thuốc, cũng như trên các tờ thông tin trong bao thuốc hay tờ đính kèm bên ngoài bao/gói thuốc.
 
Các bên tham gia Công ước cần đảm bảo cho các cảnh báo và thông điệp về sức khỏe không bị những dấu hiệu trên bao bì và nhãn hiệu phải có theo qui định hay những chi tiết quảng cáo được gài vào hay đính kèm theo sản phẩm che lấp. Khi qui định về kích cỡ và vị trí của các dấu hiệu như tem thuế và những dấu hiệu phải có theo qui định của Điều 15 của Công ước, các bên cũng cần đảm bảo những dấu hiệu đó không che khuất phần nào của cảnh báo và thông điệp về sức khỏe.
 
Các bên tham gia Công ước cần xem xét việc đưa ra áp dụng những biện pháp đổi mới khác về vị trí in cảnh báo, bao gồm nhưng không chỉ hạn chế ở yêu cầu phải in cảnh báo và thông điệp về sức khỏe ngay trên phần bọc đầu lọc của điếu thuốc và/hoặc trên các chất liệu khác như giấy cuốn thuốc cũng như các dụng cụ khác được dùng để hút thuốc lào.
 
Kích cỡ
 
Điều 11, khoản1(b)(iv) của Công ước qui định cụ thể rằng cảnh báo và thông điệp về sức khỏe trên bao bì và nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá phải chiếm 50% hoặc hơn, và không được ít hơn 30% diện tích bề mặt trình bày chính. Với bằng chứng là hiệu quả của cảnh báo và thông điệp về sức khỏe tăng theo kích cỡ của chúng, các quốc gia thành viên cần cân nhắc việc sử dụng những cảnh báo và thông điệp về sức khỏe chiếm hơn 50% bề mặt vỏ bao thuốc và hướng tới chiếm càng nhiều diện tích khu vực trình bày chính càng tốt. Phần chữ của cảnh báo và thông điệp về sức khỏe cần phải bằng chữ in đậm và theo qui định về kiểu chữ và màu sắc làm cho nổi bật dễ thấy, dễ đọc.
 
Nếu qui định phải đóng khung cảnh báo và thông điệp về sức khỏe, các quốc gia cần phải cân nhắc việc không tính phần diện tích của khung vào phần diện tích dành cho cảnh báo và thông điệp về sức khỏe khi tính toán phần trăm diện tích trình bày dành cho những cảnh báo và thông điệp đó, tức là phải tính phần diện tích dành cho khung ngoài phần trăm diện tích trình bày cảnh báo và thông điệp về sức khỏe chứ không phải gộp vào diện tích đó.
 
Sử dụng hình ảnh
 
Điều 11, khoản1(b)(v) của Công ước qui định cụ thể rằng cảnh báo và thông điệp về sức khỏe trên bao bì và nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá có thể dưới dạng hình ảnh hay có kèm theo hình ảnh hoặc hình vẽ. Bằng chứng cho thấy là những cảnh báo và thông điệp về sức khỏe có cả hình ảnh và chữ có hiệu quả hơn rất nhiều so với những cảnh báo chỉ bằng chữ. Những cảnh báo có hình ảnh cũng có thêm ích lợi là có khả năng tiếp cận được những đối tượng có trình độ văn hóa thấp hay những người không đọc được ngôn ngữ dùng trong cảnh báo. Trong qui định về bao bì và nhãn mác sản phẩm các bên tham gia Công ước cũng nên quy định phải dùng những hình ảnh hình vẽ phù hợp về văn hóa, và in màu. Các bên cũng cần xem xét việc sử dụng cảnh báo về sức khỏe bằng hình ảnh trên khu vực trình bày chính ở cả hai mặt của sản phẩm thuốc lá (hay trên tất cả các mặt chính nếu có nhiều mặt).
 
Bằng chứng cho thấy là so với những cảnh báo và thông điệp về sức khỏe chỉ có phần chữ, những cảnh báo có hình ảnh thường:
 
■    dễ nhận thấy hơn;
 
■    được người hút thuốc lá đánh giá là có hiệu quả cao hơn;
 
■    được chú ý lâu hơn;
 
■    truyền đạt tốt hơn nguy cơ đối với sức khỏe của việc hút thuốc;
 
■    khiến người ta phải suy nghĩ nhiều hơn về nguy cơ đối với sức khỏe của việc hút thuốc và về việc bỏ thuốc;
 
■    tăng động cơ và ý định bỏ thuốc;
 
■    và dẫn tới nhiều lần cố gắng thử bỏ thuốc hơn;
 
Cảnh báo và thông điệp về sức khỏe bằng hình ảnh cũng có thể làm gián đoạn sự thể hiện hình ảnh nhãn hiệu trên bao bì và giảm sức hấp dẫn chung của bao/ gói thuốc.
 
Khi thiết kế hình ảnh để in lên bao bì sản phẩm thuốc lá, các bên tham gia Công ước cần cố gắng đảm bảo có quyền sở hữu hoặc quyền sao chép hình ảnh, chứ không nên cho phép các nhà thiết kế đồ họa hay các nguồn khác giữ lại bản quyền sao chép. Làm như vậy để có thể linh hoạt sử dụng những hình ảnh đó cho các biện pháp kiểm soát thuốc lá khác, kể cả các chiến dịch truyền thông đại chúng và trên mạng Internet. Làm như vậy cũng có thể cho phép các Bên Công ước cho phép những nước khác có quyền sử dụng những hình ảnh đó.
 
Màu sắc
 
Việc sử dụng các màu sắc, chứ không chỉ với hai màu đen trắng, có tác động tới tính dễ nhận biết của yếu tố hình ảnh trong cảnh báo và thông điệp về sức khỏe. Do đó các bên tham gia Công ước cần qui định phần hình ảnh trong cảnh báo và thông điệp về sức khỏe phải in bằng màu (in bốn màu) chứ không phải là đen trắng. Các quốc gia cũng cần lựa chọn những màu sắc đối lập để làm nền cho phần chữ trong cảnh báo và thông điệp về sức khỏe để tăng cường mức độ dễ thấy và làm cho phần chữ trong cảnh báo và thông điệp về sức khỏe dễ đọc nhất.
 
Sử dụng luân phiên các hình ảnh cảnh báo
 
Điều 11, khoản 1(b)(ii) của Công ước qui định cụ thể là cảnh báo và thông điệp về sức khỏe phải được dùng luân phiên. Việc luân phiên có thể thực hiện được bằng cách sử dụng đồng thời nhiều cảnh báo và thông điệp về sức khỏe khác nhau hoặc qui định một thời điểm để thay đổi nội dung cảnh báo và thông điệp về sức khỏe. Các nước cần cân nhắc áp dụng cả hai cách thức luân phiên này.
 
Hiệu quả do tính mới mẻ của những cảnh báo và thông điệp về sức khỏe mới rất quan trọng, vì đã có bằng chứng cho thấy tác động của cảnh báo và thông điệp về sức khỏe được sử dụng lặp đi lặp lại bị giảm sút sau một thời gian, trong khi thay đổi cảnh báo và thông điệp về sức khỏe lại gắn liền với gia tăng hiệu quả. Việc luân phiên và thay đổi cách trình bày và thiết kế của cảnh báo và thông điệp về sức khỏe cũng quan trọng để duy trì tính chất nổi bật và tăng cường tác động của chúng.
 
Các bên tham gia Công ước cần qui định cụ thể số lượng cảnh báo và thông điệp về sức khỏe phải xuất hiện đồng thời. Các nước cũng cần yêu cầu in những cảnh báo và thông điệp về sức khỏe trên mỗi một số lượng bao cụ thể nào đó để làm sao tần số xuất hiện của mỗi cảnh báo/thông điệp trên các bao
thuốc bán lẻ là như nhau, không chỉ đối với mỗi nhóm nhãn hiệu mà cả đối với từng nhãn hiệu trong nhóm đó, cho từng loại và kiểu bao thuốc.
 
Các bên tham gia Công ước cần xem xét việc xây dựng hai hoặc nhiều bộ cảnh báo và thông điệp về sức khỏe được qui định cụ thể ngay từ đâu, để dùng luân phiên sau một thời gian sử dụng, ví dụ như sau 12-36 tháng. Trong thời kỳ chuyển tiếp, trong khi đang thay thế bộ cảnh báo và thông điệp về sức khỏe cũ bằng bộ mới, các nước cần qui định thời gian cho việc dần dần đưa ra áp dụng chuyển đổi giữa các bộ cảnh báo và thông điệp, trong thời gian đó có thể sử dụng đồng thời cả hai bộ.
 
Nội dung thông điệp
 
Việc sử dụng một loạt nhiều cảnh báo và thông điệp khác nhau về sức khỏe giúp tăng hiệu quả tác động, vì những cảnh báo và thông điệp về sức khỏe khác nhau có tác dụng đối với những người khác nhau. Ngoài ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe và tác động của việc hút thuốc thụ động, cảnh báo sức khỏe và các thông điệp cần đề cập đến những vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng thuốc lá, như:
 
 ■    khuyên bỏ thuốc;
 
■    bản chất gây nghiện của thuốc lá;
 
■    tác động bất lợi về kinh tế và hậu quả về mặt xã hội (ví dụ chi phí mua sản phẩm thuốc lá hàng năm);
 
■    ảnh hưởng của việc hút thuốc đối với người thân (ví dụ người bố bị bệnh do hút thuốc, hay người thân chết vì hút thuốc thụ động)
 
Các bên tham gia Công ước cũng nên xem xét đưa ra những nội dung mới khác cho những thông điệp như hậu quả bất lợi đối với môi trường và những chiêu thức của ngành công nghiệp thuốc lá.
 
Điều quan trọng là phải truyền tải cảnh báo và thông điệp về sức khỏe một cách hiệu quả; Tính chất ngữ điệu của thông điệp phải đáng tin cậy và hiểu biết song không chỉ trích. Cảnh báo và thông điệp về sức khỏe cũng cần được trình bày bằng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng và chính xác, phù hợp về văn hóa. Cảnh báo và thông điệp về sức khỏe có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, như thông tin chứng thực, thông tin có tính tích cực và có tính hỗ trợ.
 
Có những bằng chứng chỉ ra rằng cảnh báo và thông điệp về sức khỏe dễ có hiệu quả hơn nếu chúng khêu gợi được những liên kết tình cảm với việc hút thuốc lá và khi thông tin được cá nhân hóa để khiến cảnh báo và thông điệp về sức khỏe trở nên đáng tin cậy và có liên quan đến cá nhân hơn. Những cảnh báo và thông điệp về sức khỏe có thể khuấy động tình cảm tiêu cực như sự sợ hãi chẳng hạn, sẽ có hiệu quả, nhất là khi chúng được kết hợp với những thông tin được thiết kế để thúc đẩy động cơ và lòng tin của những người hút thuốc vào khả năng bỏ thuốc của họ.
 
Cung cấp lời khuyên bỏ thuốc lá và thông tin về những nguồn trợ giúp bỏ thuốc cụ thể trên bao thuốc lá, như địa chỉ trang web hay số đường dây nóng
‘bỏ thuốc’, có thể rất quan trọng đối với việc giúp đỡ người hút thuốc thay đổi hành vi. Các bên tham gia Công ước cần nhận thức được rằng nhu cầu phải có những dịch vụ liên quan đến bỏ thuốc lá có thể đòi hỏi phải có thêm nguồn lực.
 
Ngôn ngữ
 
Điều 11, khoản 3 của Công ước qui định cụ thể là mỗi bên tham gia Công ước phải áp dụng qui định buộc những cảnh báo về sức khỏe và thông tin qui định trong Điều 11, khoản 1(b) và Điều 11, khoản 2 phải được in trên mỗi bao và gói thuốc lá, cũng như trên nhãn hiệu của những sản phẩm đó, bằng ngôn ngữ chính của quốc gia đó.
 
Ở những vùng lãnh thổ có hơn một ngôn ngữ chính được sử dụng, cảnh báo và thông điệp về sức khỏe có thể được trình bày trên mỗi vị trí trình bày chính bằng nhiều ngôn ngữ, hay dùng một ngôn ngữ trên mỗi mặt bao thuốc. Cũng có thể sử dụng những ngôn ngữ khác nhau hay kết hợp các ngôn ngữ khác nhau ở các khu vực khác nhau của vùng lãnh thổ nếu phù hợp.
 
Nêu nguồn thông tin
 
Thông tin về nguồn trích dẫn của cảnh báo và thông điệp về sức khỏe in trên bao bì sản phẩm thuốc lá. Tuy nhiên vẫn có những ý kiến khác nhau về việc thông tin về nguồn trích dẫn đó có nên là một phần của cảnh báo và thông điệp về sức khỏe hay không. Một số vùng lãnh thổ qui định nêu thông tin về nguồn trích dẫn cảnh báo và thông điệp về sức khỏe để tăng độ tin cậy của những thông điệp đó, trong khi những quốc gia khác lại quyết định không đưa thông tin đó vào vì e làm như vậy sẽ làm lạc hướng tác động của cảnh báo. Ở những nơi có yêu cầu nêu nguồn thông tin, thông tin đó thường được đưa vào cuối cảnh báo và thông điệp về sức khỏe, bằng cỡ chữ nhỏ hơn phần cảnh báo. Tóm lại là tình hình cụ thể của mỗi nước, như quan niệm và thái độ của những tiểu nhóm đối tượng mục tiêu, sẽ quyết định là việc sử dụng nguồn cảnh báo và thông điệp về sức khỏe liệu có tác dụng tăng độ tin cậy của những cảnh báo hay giảm tác động của chúng hay không.
 
Nếu được qui định phải có, thì thông tin về nguồn cảnh báo và thông điệp về sức khỏe cần nêu rõ nguồn chuyên môn đáng tin cậy, như cơ quan y tế quốc gia chẳng hạn. Thông tin đó phải nhỏ vừa phải để không ảnh hưởng đến tính chất dễ nhận biết và tác động của thông điệp, nhưng cũng phải đủ lớn để còn đọc được.
 
Thông tin về thành phần của thuốc lá và những chất có trong khói thuốc
 
Điều 11, khoản 2 của Công ước qui định cụ thể là ngoài những cảnh báo theo qui định trong Điều 11, khoản 1(b), mỗi bao/gói sản phẩm thuốc lá và vỏ ngoài và nhãn mác của sản phẩm đó phải có thông tin về các thành phần và những chất liên quan có trong khói thuốc, theo qui định của chính phủ nước đó.
 
Khi thực hiện nghĩa vụ này, các bên tham gia Công ước cần yêu cầu phải có thông tin định tính liên quan trên mỗi bao hay gói thuốc lá về những chất có trong khói thuốc. Ví dụ về những thông tin đó bao gồm “khói của những điếu thuốc lá này có chứa benzene, một chất đã được biết là gây ung thư” và “hút thuốc sẽ làm bạn hít vào hơn 60 loại hóa chất gây ung thư”. Các bên tham gia Công ước cũng cần qui định những thông tin đó phải được đưa vào khu vực trình bày chính của bao/gói thuốc hay một khu vực trình bày khác (như cạnh của bao thuốc) không có cảnh báo hay thông điệp về sức khỏe.
 
Các bên tham gia Công ước không nên qui định in trên bao bì và nhãn mác sản phẩm thuốc lá thông tin định tính hay định lượng về thành phần và những chất liên quan có thể ám chỉ rằng một nhãn hiệu thuốc lá này không độc hại bằng nhãn hiệu khác, ví dụ như các con số về chất tar trong thuốc lá, chất nicotine và carbon monocide hay những khẳng định như “lượng chất nitrosamine trong những điếu thuốc này đã được giảm bớt”.
 Ba đoạn trên cần được đọc kết hợp với các đoạn 43-45.
  
QUI TRÌNH XÂY DỰNG QUI ĐỊNH HIỆU QUẢ VỀ BAO BÌ VÀ NHÃN MÁC
 
 
Những cân nhắc về loại sản phẩm
 
Điều 11, khoản 1(b) qui định mỗi quốc gia tham gia Công ước phải thông qua và thực hiện những biện pháp hiệu quả để đảm bảo mỗi bao/gói sản phẩm thuốc lá và bao bì hoặc nhãn mác bên ngoài của những sản phẩm đó có in cảnh báo và thông điệp về sức khỏe. Không được miễn thực hiện qui định đó cho những công ty hay nhãn hiệu có sản lượng thấp hay cho những loại sản phẩm thuốc lá khác. Các quốc gia tham gia Công ước cần cân nhắc việc yêu cầu áp dụng những cảnh báo và thông điệp về sức khỏe khác nhau cho những loại sản phẩm thuốc lá khác nhau như thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá không khói, thuốc lá sợi, thuốc rê và thuốc lào, để tập trung hiệu quả hơn vào những tác hại cụ thể đối với sức khỏe của mỗi loại sản phẩm.
 
Kiểu bao bì khác nhau
 
Các bên tham gia Công ước cần hiểu toàn diện về nhiều kiểu bao bì sản phẩm thuốc lá khác nhau lưu thông trong lãnh thổ của mình, và cần chỉ đạo những cảnh báo và thông điệp về sức khỏe đề xuất sẽ áp dụng cho mỗi loại bao bì như lon thiếc, hộp, túi, hộp nắp lật, nắp trượt và bao có nắp, hộp các tông, giấy gói trong suốt, bao bì một màu hay bao/gói chỉ có một đơn vị sản phẩm.
 
 
Hướng vào tiểu nhóm đối tượng đích
 
Các bên tham gia Công ước cần xem xét việc thiết kế những cảnh báo và thông điệp về sức khỏe nhằm vào các tiểu nhóm đối tượng mục tiêu, như giới trẻ chẳng hạn, và thông qua con số cảnh báo và thông điệp về sức khỏe và qui định sử dụng luân phiên những cảnh báo đó cho phù hợp.
 
Thử nghiệm trước khi áp dụng
 
Tùy vào nguồn lực và thời gian hiện có, các quốc gia cần xem xét việc tiến hành thử nghiệm trước khi áp dụng để đánh giá hiệu quả của các cảnh báo và thông điệp về sức khỏe đối với nhóm đối tượng đích dự tính. Thử nghiệm trước khi áp dụng có thể cho phép xác định những tác dụng không chủ định, như làm tăng khao khát hút thuốc một cách bất lợi, và đánh giá sự thích hợp về văn hóa của những cảnh báo và thông điệp đó. Cần cân nhắc việc mời các tổ chức xã hội dân sự không liên quan đến ngành công nghiệp thuốc lá đóng góp cho quá trình thử nghiệm này. Cuối cùng, thử nghiệm trước khi áp dụng có thể ít tốn kém hơn là sau này phải thay đổi những biện pháp pháp lý.
 
Các bên tham gia Công ước cũng cần lưu ý là thử nghiệm trước khi áp dụng không cần thiết phải kéo dài, phức tạp hay tốn kém. Có thể thu được những thông tin có giá trị từ những thảo luận nhóm đối tượng mục tiêu, hoặc qua điều tra ý kiến qua mạng internet là một giải pháp đỡ tốn thời gian và không tốn kém. Thử nghiệm trước áp dụng có thể được thực hiện song song với việc dự thảo những quy định pháp luật để tránh trì hoãn quá lâu việc triển khai.
 
 Công khai thông tin và sự tham gia của công chúng
 
Các bên tham gia Công ước cần công khai thông tin về những đề xuất áp dụng cảnh báo và thông điệp mới về sức khỏe. Sự ủng hộ của công chúng sẽ hỗ trợ cho các quốc gia trong việc triển khai các cảnh báo và thông điệp mới về sức khỏe. Tuy nhiên các quốc gia tham gia Công ước cũng cần đảm bảo là việc công khai thông tin và sự tham gia của công chúng không được làm trì hoãn việc thực hiện Công ước một cách không đúng mức.
 
Hỗ trợ hoạt động truyền thông
 
Việc đưa ra áp dụng các cảnh báo và thông điệp mới về sức khỏe sẽ có hiệu quả hơn khi được kết hợp với chiến dịch thông tin và giáo dục công chúng rộng khắp và có tính duy trì bền vững. Cần phải thông tin kịp thời cho các phương tiện truyền thông đại chúng, vì tin tức trên phương tiện truyền thông đại chúng có thể làm tăng tác dụng giáo dục của các cảnh báo và thông điệp mới về sức khỏe.
 
 XÂY DỰNG QUY ĐỊNH VỀ NHỮNG HẠN CHẾ ĐỐI VỚI BAO BÌ VÀ NHÃN MÁC
 
 Ngăn cấm bao bì và nhãn mác gây sai lạc hay lầm lẫn
 
Điều 11, khoản 1(a) của Công ước qui định rõ là các bên tham gia Công ước phải, theo qui định của luật pháp quốc gia, thông qua và thực hiện những biện pháp hiệu quả đảm bảo cho bao bì và nhãn mác sản phẩm thuốc lá không quảng bá cho sản phẩm thuốc lá bằng những cách thức giả dối, gây hiểu sai hay lầm lẫn hoặc có thể gây ấn tượng không đúng về tính chất, tác động, nguy cơ đối với sức khỏe của sản phẩm thuốc lá, kể cả việc sử dụng những thuật ngữ, ký hiệu, thương hiệu hay các dấu hiệu ám thị khác có thể trực tiếp hay gián tiếp tạo ấn tượng không đúng rằng một sản phẩm thuốc lá cụ thể nào đó ít có hại hơn những sản phẩm thuốc lá khác. Những chi tiết đó có thể bao gồm những từ ngữ như “ít hắc ín”, “nhẹ”, “cực nhẹ” hay “êm”, những ví dụ trên chỉ có tính tượng trưng mà chưa nêu hết những chi tiết cần cấm. Khi thực hiện các ràng buộc theo Điều 11, khoản 1(a) các quốc gia tham gia Công ước không buộc phải dung lại ở những thuật ngữ đã nêu trên mà nên cấm những từ ngữ như “cực kỳ” (extra) hay “vô cùng” (ultra) và những từ ngữ tương tự trong bất kỳ ngôn ngữ nào có thể làm người tiêu dùng hiểu sai.
 
Các bên tham gia Công ước cần cấm việc trình bày số liệu về mức độ các chất do thuốc lá tạo ra (như hắc ín, nicotine và carbon monocide) trên bao bì và nhãn thuốc lá, kể cả khi những số liệu đó được sử dụng như một phần của một nhãn hiệu hay thương hiệu. Lượng hắc ín, nicotine và những chất khác trong khói thuốc lấy từ số liệu kiểm tra khói thuốc đốt bằng máy không cung cấp những ước tính đáng tin về mức độ phơi nhiễm của con người. Ngoài ra chưa có bằng chứng dịch tễ học hay khoa học có tính khẳng định cho thấy những loại thuốc lá tạo ra ít khói khi đốt bằng máy không độc hại bằng những loại thuốc tạo khói nhiều hơn. Việc tiếp thị thuốc lá bằng những con số về lượng hắc ín và lượng nicotine tạo ra đã gây sự tin tưởng sai lạc rằng những loại thuốc lá đó ít độc hại hơn.
 
Các bên tham gia Công ước cần ngăn cấm việc in hạn sử dụng trên bao/gói và nhãn hiệu nếu những thông tin đó gây hiểu sai hay khiến người tiêu dùng tưởng rằng sử dụng sản phẩm thuốc lá bất kỳ khi nào cũng an toàn .
 
Bao bì trơn
 
Các bên tham gia Công ước cần xem xét việc thông qua những biện pháp hạn chế hay cấm sử dụng lô-gô, màu sắc, hình tượng nhãn hiệu hay các thông tin quảng bá khác trên bao bì, và chỉ cho phép in tên sản phẩm hay tên nhãn hiệu được thể hiện bằng màu sắc và cỡ chữ tiêu chuẩn (bao bì trơn). Làm như vậy có thể tăng tính chất dễ nhận biết và hiệu quả của các cảnh báo và thông điệp về sức khỏe, ngăn ngừa không cho bao bì đánh lạc hướng chú ý khỏi những cảnh báo đó, và loại bỏ những thiết kế bao bì công nghiệp có thể khiến người sử dụng tưởng một số sản phẩm nào đó ít độc hại hơn những sản phẩm khác.
 
CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ
 
Dự thảo
 
Khi dự thảo các biện pháp pháp lý liên quan đến bao bì và nhãn mác sản phẩm thuốc lá, các bên tham gia Công ước cần cân nhắc những vấn đề như ai/tổ chức nào sẽ chịu trách nhiệm về việc thi hành những biện pháp đó, những phương pháp hiện có để đảm bảo sự chấp hành, và mức độ tham gia của chính phủ.
 
Tổ chức thực hiện
 
Các bên tham gia Công ước cần xác định (những) cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm giám sát việc thi hành các biện pháp kiểm soát bao bì và nhãn mác sản phẩm thuốc lá. Các bên tham gia Công ước cần xem xét việc đảm bảo là cơ quan hữu quan chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến thuốc lá chính là cơ quan chịu trách nhiệm thi hành những biện pháp đó. Trong trường hợp việc thi hành các biện pháp đó là trách nhiệm của một ngành khác của chính phủ, thì cơ quan y tế hữu quan cần cung cấp cho họ thông tin về các đặc điểm kỹ thuật của nhãn mác.
 
 Phạm vi
 
Các bên tham gia Công ước cần đảm bảo áp dụng công bằng các điều khoản về bao bì và nhãn mác liên quan đến Điều 11 của Công ước đối với mọi sản phẩm thuốc lá được bán trong lãnh thổ của mình, và không có sự phân biệt đối xử giữa những sản phẩm sản xuất nội địa và những sản phẩm nhập khẩu hay dùng để bán miễn thuế trong lãnh thổ của nước đó. Các bên cũng cần xem xét hoàn cảnh để áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các sản phẩm xuất khẩu.
 
Chi phí
 
Các bên tham gia Công ước cần đảm bảo là chi phí của việc in cảnh báo và thông điệp về sức khỏe cũng như thông tin về thành phần thuốc và những chất có trong khói thuốc trên bao bì sản phẩm thuốc lá do ngành công nghiệp thuốc lá phải chịu.
 
 Nghĩa vụ pháp lý
 
Theo Điều 19 của Công ước, các bên tham gia Công ước cần xem xét việc đưa các qui định làm rõ yêu cầu phải có cảnh báo và thông điệp về sức khỏe hay đưa các thông tin khác về sản phẩm thuốc lá sẽ không thay thế hoặc giảm bớt bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào khác của ngành công nghiệp thuốc lá, kể cả, song không chỉ giới hạn ở những nghĩa vụ phải cảnh báo người tiêu dùng về các nguy cơ đối với sức khỏe do việc hút thuốc và phơi nhiễm khói thuốc gây ra.
 
 Những qui định cụ thể
 
Các bên tham gia Công ước cần đảm bảo đưa những qui định chi tiết, rõ ràng trong những qui định pháp lý để hạn chế cơ hội lách luật khi thực hiện qui định đưa cảnh báo và thông điệp về sức khỏe trên bao bì sản phẩm của các nhà sản xuất và nhập khẩu thuốc lá, cũng như để ngăn chặn việc chấp hành không đồng đều giữa các sản phẩm thuốc lá khác nhau. Ngoài những điểm khác ra, khi dự thảo các biện pháp, các bên tham gia Công ước cần rà soát những mục dưới đây:
 
■    bao bì và sản phẩm (xin đọc đoạn 37);
■    ngôn ngữ sẽ được sử dụng trong phần chữ của cảnh báo và thông điệp về sức khỏe và trong thông tin về thành phần và các chất có trong khói thuốc qui định bắt buộc phải có trên bao bì sản phẩm, kể cả cách trình bày nếu có nhiều hơn một ngôn ngữ được sử dụng;
■    phương thức luân phiên và khung thời gian cho luân phiên, kể cả số lượng cảnh báo và thông điệp về sức khỏe sẽ được sử dụng đồng thời cũng như qui định cụ thể về thời kỳ chuyển đổi cảnh báo và hạn chót cho việc thay cảnh báo và thông điệp về sức khỏe mới trên bao bì sản phẩm;
■    phương thức phân phối, để đảm bảo cảnh báo và thông điệp về sức khỏe được thể hiện đồng đều trên các bao thuốc bán lẻ, không chỉ riêng cho mỗi nhóm nhãn hiệu sản phẩm mà cho mỗi loại nhãn hiệu trong nhóm sản phẩm đó, và cho mỗi cỡ và loại bao bì;
■    phương thức trình bày phần chữ, hình ảnh và hình vẽ của cảnh báo và thông điệp về sức khỏe trên bao bì sản phẩm (kể cả chi tiết cụ thể về vị trí, từ ngữ, kích cỡ, màu sắc, kiểu chữ, bố cục, chất lượng in), bao
 
* gồm cả tờ thông tin trong bao thuốc và tờ đính kèm theo bao bì và các thông điệp bên trong bao thuốc;
■    dùng những cảnh báo và thông điệp về sức khỏe khác nhau cho các loại sản phẩm thuốc lá khác nhau nếu thích hợp;
■    nguồn thông tin, bao gồm vị trí, từ ngữ và kiểu chữ (cùng các qui định chi tiết như đối với cảnh báo và thông điệp về sức khỏe); và
■    cấm quảng bá bằng những phương thức giả dối, gây hiểu lầm, sai lạc hay có thể tạo ấn tượng không đúng, theo qui định trong Điều 11, khoản 1(a) của Công ước.
 
Tài liệu nguồn mẫu
 
Các bên tham gia Công ước cần cân nhắc việc cung cấp “tài liệu nguồn mẫu”, trong đó có mẫu hiển thị chất lượng cao về cách thức trình bày cảnh báo và thông điệp về sức khỏe và những thông tin khác trên bao bì sản phẩm thuốc lá. Tài liệu nguồn đặc biệt hữu ích khi ngôn ngữ sử dụng trong các qui định về biện pháp pháp lý chưa đủ rõ.
 
Nhãn hiệu và vỏ dán bên ngoài sản phẩm
 
Các bên tham gia Công ước cần đảm bảo là các nhãn hiệu, nhãn có hình, hộp, bao đựng và giấy gói có cồn dán sẵn, cùng những tờ rơi quảng bá của nhà sản xuất thuốc lá gài bên trong hay đính kèm bao thuốc không được che khuất, xóa, làm mờ hay hỏng cảnh báo và thông điệp về sức khỏe. Ví dụ có thể chỉ cho phép sử dụng nhãn mác có cồn dính nếu những nhãn đó không thể bị bóc ra dán lại hoặc chỉ được sử dụng với các hộp kim loại hoặc gỗ đựng các loại sản phẩm không phải là thuốc lá điếu.
 
Trách nhiệm pháp lý đối với việc chấp hành qui định
 
Các bên tham gia Công ước cần qui định cụ thể là các nhà sản xuất, nhập khẩu thuốc lá, các cơ sở bán sỉ và bán lẻ sản phẩm thuốc lá có trách nhiệm pháp lý phải tuân thủ các biện pháp kiểm soát bao bì và nhãn mác.
 
Hình thức xử phạt
 
Để ngăn chặn tình trạng không chấp hành luật, các nước cần qui định cụ thể hình thức xử phạt hay các biện pháp khác tương xứng với mức độ nghiêm trọng của vi phạm và hành vi tái vi phạm.
 
Các bên tham gia Công ước cần xem xét việc đưa ra áp dụng những hình thức xử phạt khác phù hợp với hệ thống luật pháp và văn hóa của nước mình trong đó có thể có hành vi khởi xướng và thực hiện vi phạm và biện pháp treo, hạn chế hay đình chỉ giấy phép kinh doanh hoặc nhập khẩu.
 
Quyền hạn thi hành
 
Các bên tham gia Công ước cần cân nhắc việc cho phép các cơ quan có trách nhiệm thi hành luật quyền yêu cầu những cá nhân/tổ chức vi phạm phải thu hồi các sản phẩm thuốc lá không tuân thủ qui định và bồi hoàn mọi chi phí do việc phải thu hồi sản phẩm gây ra, cũng như quyền áp dụng bất kỳ chế tài xử phạt nào thích hợp, kể cả tịch thu và tiêu hủy những sản phẩm thuốc lá không tuân theo qui định. Hơn nữa các bên cần xem xét việc công bố tên các cá nhân/ tổ chức vi phạm và tính chất vi pham.
 
Qui định kỳ hạn chấp hành
 
Để đảm bảo áp dụng kịp thời các cảnh báo và thông điệp về sức khỏe, những biện pháp pháp lý phải qui định cụ thể thời hạn mà nhà sản xuất, nhập khẩu, cơ sở bán buôn và bán lẻ thuốc lá sẽ chỉ được cung cấp sản phẩm thuốc lá có tuân thủ qui định về bao bì và nhãn mác. Thời hạn cho phép chỉ cần vừa đủ để nhà sản xuất, nhập khẩu, cơ sở bán buôn và bán lẻ thuốc lá tổ chức việc in bao bì mới. Trong đa số trường hợp qui định khoảng thời gian nhiều nhất là 12 tháng kể từ ngày các qui định có hiệu lực là đủ.
 
Đánh giá lại và chỉnh sửa
 
Các bên tham gia Công ước cần nhận thức rằng việc dự thảo các qui định pháp luật về bao bì và nhãn mác của sản phẩm thuốc lá không phải là công việc chỉ làm một lần là xong. Các biện pháp pháp lý cần được định kỳ rà soát lại và chỉnh sửa vì luôn có những bằng chứng mới xuất hiện và vì những cảnh báo và thông điệp về sức khỏe cụ thể mất tác dụng. Khi thực hiện rà soát lại hay chỉnh sửa định kỳ, các nước cần sử dụng kinh nghiệm về biện pháp kiểm soát bao bì và nhãn mác mà mình có, kinh nghiệm của các quốc gia khác cũng như cung cách hoạt động của ngành công nghiệp thuốc lá trong khu vực. Những lần rà soát hay chỉnh sửa như thế có thể giúp phát hiện yếu kém và kẽ hở và làm nổi bật những lĩnh vực mà ngôn ngữ sử dụng trong qui định cần được sửa đổi cho rõ.
 
THI HÀNH
 
Cơ sở hạ tầng và kinh phí
 
Các bên tham gia Công ước cần xem xét để đảm bảo có đủ cơ sở hạ tầng cần thiết cho các hoạt động tuân thủ và thi hành qui định. Các bên tham gia Công ước cũng cần xem xét việc cấp kinh phí cho những hoạt động đó.
 
Chiến lược
 
Nhằm củng cố việc thực thi luật, các quốc gia cần thông báo cho các bên liên quan về những qui định của luật pháp khi luật có hiệu lực. Có thể cần áp dụng những chiến lược khác nhau đối với những bên liên quan khác nhau, như với nhà sản xuất, nhập khẩu và cơ sở bán lẻ thuốc lá.
 
Các bên tham gia Công ước cần cân nhắc việc sử dụng thanh tra hay cơ quan thi hành luật để tiến hành kiểm tra đột xuất sản phẩm thuốc lá và các cơ sở sản xuất và nhập khẩu thuốc, cũng như tại điểm bán sản phẩm để đảm bảo bao bì và nhãn mác tuân thủ qui định của luật pháp. Có thể không cần thiết phải thiết lập một hệ thống thanh kiểm tra mới nếu đã có sẵn các cơ chế có thể mở rộng thêm để thanh tra các cơ sở kinh doanh theo yêu cầu. Nếu cần thiết có thể thông báo cho các bên liên quan là sản phẩm thuốc lá sẽ thường xuyên được kiểm tra đột xuất ở các điểm bán sản phẩm.
 
 
Xử lý những trường hợp không chấp hành
 
Các bên tham gia Công ước cần đảm bảo các cơ quan có thẩm quyền thi hành luật của mình có sự chuẩn bị để ứng phó nhanh chóng và kiên quyết với những trường hợp không chấp hành luật. Phản ứng mạnh và kịp thời với những trường hợp phát hiện sớm sẽ giúp làm cho mọi người hiểu rõ là cần phải chấp hành luật và sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc thi hành luật về sau. Các nước cũng cần cân nhắc việc công bố kết quả hành động thi hành luật để truyền một thông điệp rõ ràng là các trường hợp không chấp hành qui định sẽ bị điều tra và xử lý.
 
Khiếu nại
 
Các bên tham gia Công ước cần xem xét việc khuyến khích công chúng thông báo về những trường hợp vi phạm để củng cố việc chấp hành qui định của luật pháp. Việc tổ chức một địa chỉ liên lạc hỗ trợ thi hành luật cho dân chúng thông báo về những trường hợp không chấp hành luật có thể sẽ có ích. Các nước cần đảm bảo là những khiếu nại gửi đến phải được điều tra làm rõ và giải quyết kịp thời và triệt để.
 GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC QUI ĐỊNH VỀ BAO BÌ VÀ NHÃN MÁC
 
Các bên tham gia Công ước cần xem xét việc giám sát và đánh giá việc chấp hành các biện pháp qui định về bao bì và nhãn mác để đánh giá tác dụng của những biện pháp đó cũng như phát hiện những chỗ cần chỉnh sửa bổ sung. Việc giám sát và đánh giá cũng góp phần cung cấp thêm bằng chứng để hỗ trợ những nỗ lực của các quốc gia thành viên trong việc triển khai các biện pháp qui định về bao bì và nhãn mác của mình.
 
Công tác giám sát việc chấp hành qui định của ngành công nghiệp thuốc lá cần được triển khai ngay sau khi các biện pháp có hiệu lực và được thực hiện liên tục.
 
Tác động đối với công chúng
 
Việc đánh giá tác động của các biện pháp qui định về bao bì và nhãn mác sản phẩm đối với các nhóm đối tượng đích trong công chúng là rất quan trọng. Các bên tham gia Công ước cần xem xét việc đánh giá những khía cạnh như mức độ dễ nhận biết, dễ hiểu, độ tin cậy, nội dung thông tin, hồi tưởng và tính chất liên quan đến cá nhân của các cảnh báo và thông điệp về sức khỏe, kiến thức về sức khỏe và ý thức về nguy cơ, ý định thay đổi hành vi và những thay đổi hành vi trong thực tế.
 
Số liệu trước can thiệp và theo dõi hiệu quả
 
Các bên tham gia Công ước cần xem xét việc thông qua các chiến lược đánh giá tác động của qui định về bao bì và nhãn mác cả trước và vào những khoảng thời gian nhất định sau khi những qui định đó được áp dụng.
 
Nguồn lực
 
Mức độ và tính chất phức tạp của các hành động để đánh giá tác động của các qui định về bao bì và nhãn mác sản phẩm thuốc lá ở các nước sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào mục đích và tính sẵn có của nguồn lực và kinh nghiệm chuyên môn.
 
Phổ biến
 
Các bên tham gia Công ước cần xem xét việc xuất bản, hoặc cung cấp cho các quốc gia tham gia Công ước khác và công chúng những kết quả thu được từ công tác giám sát sự chấp hành và kết quả đánh giá tác động của các qui định.
 
HỢP TÁC QUỐC TẾ
 
Hợp tác quốc tế có vai trò cốt yếu để đạt được tiến bộ trong một lĩnh vực quan trọng và thường xuyên biến đổi như kiểm soát thuốc lá. Nhiều Điều của Công ước đưa ra qui định cho việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm để thúc đẩy tiến bộ trong quá trình thực hiện, tập trung đặc biệt vào nhu cầu của các bên tham gia Công ước là những quốc gia đang phát triển và những quốc gia mà nền kinh tế đang ở trong quá trình chuyển đổi. Sự hợp tác giữa các bên để thúc đẩy việc chuyển giao hiểu biết về kỹ thuật, khoa học và luật pháp, như qui
Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thông tin khác:
Thiết kế web: OnIP™