Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Thứ ba, 26/11/2024
CÔNG ƯỚC KHUNGCÁC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Hướng dẫn thực hiện Điều 5.3

Cập nhật lúc 10:51 07/06/2013
Điều 5.3 Của Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá bảo vệ chính sách y tế công cộng về kiểm soát thuốc lá khỏi những ảnh hưởng của thuốc lá khỏi những tiêu cực do tác động từ lợi ích thương mại và lợi ích riêng của ngành công nghiệp thuốc lá
GIỚI THIỆU
 
 
Nghị quyết số WHA54.18 của Hội đồng Y tế thế giới về tính minh bạch của quá trình kiểm soát thuốc lá đã trích dẫn những kết quả nghiên cứu của Ủy ban Chuyên gia về Tài liệu của Ngành công nghiệp thuốc lá và khẳng định rằng “đã nhiều năm nay ngành công nghiệp thuốc lá đã có những hoạt động với ý định rõ ràng là phá hoại vai trò của chính phủ các nước và của WHO trong việc thực hiện các chính sách y tế công cộng nhằm ngăn chặn nạn dịch thuốc lá”.
 
Lời mở đầu cho Công ước khung của WHO về Kiểm soát thuốc lá khẳng định là các Bên tham gia Công ước “cần được cảnh báo về bất kỳ nỗ lực nào của ngành công nghiệp thuốc lá nhằm phá hoại hay làm suy giảm những nỗ lực kiểm soát thuốc lá và sự cần thiết phải hiểu biết tường tận về những hoạt động có tác động tiêu cực đối với những nỗ lực kiểm soát thuốc lá của ngành công nghiệp này”.
 
Ngoài ra, Điều 5, khoản 3 của Công ước còn qui định “khi xây dựng và áp dụng các chính sách y tế công cộng liên quan đến kiểm soát thuốc lá, các bên tham gia Công ước sẽ hành động để bảo vệ những chính sách đó khỏi những sự tác động tiêu cực do tác động từ lợi ích thương mại và lợi ích riêng của ngành công nghiệp thuốc lá, và tuân theo qui định của luật pháp quốc gia”.
 
Hội nghị các Quốc gia tham gia Công ước, theo quyết định số FCTC/ COP2(14), đã thành lập một Nhóm công tác để xây dựng hướng dẫn thực hiện Điều 5, khoản 3 của Công ước.
 
Các bên tham gia Công ước được khuyến khích thực hiện những hướng dẫn đó trong phạm vi có thể, phù hợp với luật pháp quốc gia, không tổn hại đến chủ quyền quốc gia trong việc quyết định và thiết lập chính sách kiểm soát thuốc lá của mình.
 
Mục đích, phạm vi và khả năng áp dụng
 
Việc sử dụng hướng dẫn thực hiện Điều 5.3 của Công ước sẽ có tác động bao quát đối với chính sách kiểm soát thuốc lá của các nước và đối với việc thực hiện Công ước, vì những hướng dẫn này thừa nhận rằng sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá, kể cả sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá do nhà nước sở hữu, có tác động tới một số lĩnh vực chính sách kiểm soát thuốc lá, như nêu rõ trong Lời nói đầu của Công ước, và trong các Điều khoản của Công ước liên quan tới các chính sách kiểm soát thuốc lá cụ thể và trong Điều lệ hoạt động của Hội nghị các Quốc gia tham gia Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá của WHO.
 
Mục đích của những hướng dẫn này là nhằm bảo đảm cho các nỗ lực bảo vệ chính sách kiểm soát thuốc lá khỏi những ảnh hưởng tiêu cực do tác động từ lợi ích thương mại và lợi ích riêng của ngành công nghiệp thuốc lá được triệt để và hiệu quả. Các bên tham gia Công ước cần thực hiện biện pháp cần thiết trong tất cả những ngành của chính phủ có thể có khả năng hay có lợi ích trong việc tác động tới chính sách y tế công cộng liên quan đến kiểm soát thuốc lá.
 
Mục tiêu của những hướng dẫn này là nhằm hỗ trợ các Bên tham gia Công ước thực hiện nghĩa vụ pháp lý qui định trong Điều 5.3 của Công ước. Hướng dẫn được xây dựng dựa trên những bằng chứng khoa học tốt nhất hiện có và kinh nghiệm đối phó với sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá của các bên tham gia Công ước.
 
Những hướng dẫn này áp dụng cho việc xây dựng và triển khai các chính sách y tế công cộng liên quan đến kiểm soát thuốc lá. Những hướng dẫn này cũng được áp dụng cho cá nhân, tổ chức hay thực thể có đóng góp hay có thể đóng góp cho việc xây dựng, triển khai, quản lý hay thi hành những chính sách đó.
 
Có thể áp dụng những hướng dẫn này đối với các quan chức chính phủ, đại diện hay nhân viên của bất kỳ cơ quan, tổ chức quốc gia, bang, tỉnh thành, quận huyện, địa phương hay tổ chức công hay bán công trong phạm vi quyền hạn của quốc gia thành viên, hay bất kỳ cá nhân nào hành động thay mặt những cơ quan/tổ chức đó. Bất kỳ ngành nào của chính phủ (hành pháp, lập pháp và tư pháp) chịu trách nhiệm xây dựng và áp dụng các chính sách kiểm soát thuốc lá và bảo vệ những chính sách đó chống lại lợi ích của ngành công nghiệp thuốc lá đều cần phải có trách nhiệm giải trình.
 
Đã có rất nhiều bằng chứng về vô số chiến lược và thủ đoạn mà ngành công nghiệp thuốc lá sử dụng để can thiệp vào quá trình xây dựng và triển khai các biện pháp kiểm soát thuốc lá, ví dụ như những biện pháp mà các quốc gia tham gia Công ước được yêu cầu phải áp dụng. Những biện pháp đề xuất trong tài liệu hướng dẫn này là nhằm bảo vệ các chính sách kiểm soát thuốc lá chống
 
NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO
 
Nguyên tắc 1: giữa lợi ích của ngành công nghiệp thuốc lá và lợi ích của chính sách y tế công cộng có mâu thuẫn cơ bản và không thể dung hòa.
 
Ngành công nghiệp thuốc lá tạo ra và quảng bá một sản phẩm đã được chứng minh một cách khoa học là có tác dụng gây nghiện, gây bệnh tật và tử vong và dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội, trong đó có gia tăng đói nghèo. Do đó các quốc gia tham gia Công ước cần nỗ lực bảo vệ tối đa việc xây dựng và áp dụng chính sách y tế công cộng kiểm soát thuốc lá khỏi bị tác động tiêu cực từ ngành công nghiệp thuốc lá.
 
Nguyên tắc 2: Khi tiếp xúc với ngành công nghiệp thuốc lá hay những người làm việc phục vụ cho lợi ích của ngành công nghiệp này, các bên tham gia Công ước cần phải thể hiện tính giải trình được và minh bạch.
 
Các bên tham gia Công ước cần phải đảm bảo rằng bất kỳ tương tác nào với ngành công nghiệp thuốc lá về các vấn đề liên quan đến kiểm soát thuốc lá hay chính sách y tế công cộng đều có thể giải trình được và minh bạch.
 
Nguyên tắc 3: Các quốc gia tham gia Công ước cần yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá và những người làm việc cho lợi ích của ngành công nghiệp này phải hoạt động và hành động theo cách có thể giải trình được và minh bạch
 
Cần phải yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá cung cấp cho các bên tham gia
Công ước thông tin để phục vụ cho việc áp dụng hiệu quả những hướng dẫn này.
 
Nguyên tắc 4: Do sản phẩm của họ gây chết người, nên không được cung cấp các điều kiện khuyến khích ngành công nghiệp thuốc lá thành lập hay hoạt động kinh doanh.
 
Bất kỳ cách đối xử ưu đãi nào dành cho ngành công nghiệp thuốc lá đều sẽ xung đột với chính sách kiểm soát thuốc lá.
 
KHUYẾN CÁO
 
Những hoạt động quan trọng sau đây được đề xuất thực hiện để giải quyết sự can thiệp vào các chính sách y tế công cộng của ngành công nghiệp thuốc lá:
 
(1)  Nâng cao nhận thức về bản chất gây nghiện và độc hại của các sản phẩm thuốc lá và về sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào chính sách kiểm soát thuốc lá của các quốc gia tham gia Công ước.
 
(2)  Xây dựng các biện pháp hạn chế tương tác với ngành công nghiệp thuốc lá và đảm bảo sự minh bạch của những tương tác xảy ra.
 
(3)  Không chấp nhận quan hệ đối tác và những thỏa thuận kiểu tự nguyện không bắt buộc thi hành với ngành công nghiệp thuốc lá.
(4)  Tránh các xung đột về quyền lợi cho quan chức và nhân viên chính phủ. (5)  Yêu cầu những thông tin do ngành công nghiệp thuốc lá cung cấp phải
minh bạch và chính xác.
 
(6)  Phi bình thường hóa, và trong chừng mực có thể, qui định những hoạt động mà ngành công nghiệp thuốc lá mô tả là “có trách nhiệm xã hội”, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn với những hoạt động được mô tả là “Hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.
 
(7)  Không đối xử ưu đãi với ngành công nghiệp thuốc lá.
 
(8)  Đối xử với ngành công nghiệp thuốc lá do nhà nước sở hữu như đối với các ngành công nghiệp thuốc lá khác.
 
Những biện pháp được thống nhất để bảo vệ chính sách y tế công cộng liên quan đến kiểm soát thuốc lá khỏi những sự tác động tiêu cực do tác động từ lợi ích thương mại và lợi ích riêng của ngành công nghiệp thuốc lá được liệt kê dưới đây. Các bên tham gia Công ước được khuyến khích áp dụng những biện pháp khác ngoài những biện pháp đề xuất trong bản Hướng dẫn này, và những gợi ý trong hướng dẫn này sẽ không ngăn cản một quốc gia tham gia Công ước áp dụng những yêu cầu nghiêm ngặt hơn phù hợp với những đề xuất nêu trong tài liệu này.
 
1. Nâng cao nhận thức về bản chất gây nghiện và độc hại của các sản phẩm thuốc lá và về sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào chính sách kiểm soát thuốc lá của các quốc gia tham gia Công ước.
 
Mọi ngành của chính phủ và công chúng cần có hiểu biết và nhận thức về sự can thiệp trước kia và hiện nay của ngành công nghiệp thuốc lá vào việc xây dựng và áp dụng các chính sách y tế công cộng liên quan đến kiểm soát thuốc lá. Yêu cầu cần có những biện pháp đối phó cụ thể với những can thiệp đó để đảm bảo cho việc thực hiện thành công toàn bộ Công ước khung.
 
Khuyến cáo:
 
1.1   Khi xem xét Điều 12 của Công ước, các quốc gia tham gia Công ước cần thông báo và giáo dục mọi ngành của chính phủ và công chúng về bản chất gây nghiện và độc hại của sản phẩm thuốc lá, sự cần thiết  phải bảo vệ các chính sách y tế công cộng khỏi những sự tác động tiêu cực do tác động từ lợi ích thương mại và lợi ích riêng của ngành công nghiệp thuốc lá, và những chiến lược và thủ đoạn mà ngành công nghiệp thuốc lá sử dụng để can thiệp vào quá trình xây dựng và triển khai các chính sách y tế công cộng liên quan đến kiểm soát thuốc lá.
 
1.2   Ngoài ra các bên tham gia Công ước cần nâng cao nhận thức về cách ngành công nghiệp thuốc lá sử dụng các cá nhân, các nhóm và tổ chức “bề mặt” (front groups) để thay mặt họ hoạt động công khai hoặc kín đáo, hoặc hành động để củng cố quyền lợi của ngành công nghiệp thuốc lá.
 
 
2. Xây dựng các biện pháp hạn chế tương tác với ngành công nghiệp thuốc lá và đảm bảo sự minh bạch của những tương tác xảy ra.
 
Trong khi xây dựng và triển khai các chính sách y tế công cộng liên quan đến kiểm soát thuốc lá, các bên tham gia Công ước khi thực hiện bất kỳ tương tác cần thiết nào với ngành công nghiệp thuốc lá cần thực hiện theo cách mà nó không tạo ra ý niệm về một quan hệ đối tác hay hợp tác tiềm tàng bắt nguồn từ hay dựa trên tương tác đó. Trong trường hợp ngành công nghiệp thuốc lá tham gia vào bất kỳ hành vi nào có thể tạo ra ý niệm như vậy, các bên tham gia Công ước cần hành động để ngăn ngừa hoặc chấn chỉnh ý niệm đó.
 
Khuyến cáo
 
2.1   Các bên tham gia Công ước chỉ tương tác với ngành công nghiệp thuốc lá khi và với mức độ thực sự cần thiết để có thể điều chỉnh ngành công nghiệp thuốc lá và sản phẩm thuốc lá một cách hiệu quả.
 
2.2   Khi cần thiết phải tương tác với ngành công nghiệp thuốc lá, các quốc gia tham gia Công ước cần đảm bảo sao cho những tương tác đó được thực hiện một cách minh bạch. Khi cần thiết những tương tác như vậy cần được thực hiện nơi công cộng, ví dụ như qua các cuộc điều trần công khai, thông báo nơi công cộng về các tương tác, hay công bố biên bản về những tương tác đó cho công chúng biết.
 
 3. Không chấp nhận quan hệ đối tác và những thỏa thuận không trói buộc và không bắt buộc thi hành với ngành công nghiệp thuốc lá.
 
Ngành công nghiệp thuốc lá không thể là đối tác trong bất kỳ sáng kiến nào liên quan đến việc xây dựng hay triển khai chính sách y tế công cộng, vì lợi ích của nó xung đột trực tiếp với mục tiêu của y tế công cộng.
 
Khuyến cáo
 
3.1   Các quốc gia tham gia Công ước không được chấp nhận, ủng hộ hay xác nhận tư cách đối tác hay những thỏa thuận không ràng buộc hay không bắt buộc thi hành, cũng như bất kỳ dàn xếp tự nguyện nào với ngành công nghiệp thuốc lá hay bất kỳ tổ chức cá nhân nào làm việc vì quyền lợi của ngành công nghiệp thuốc lá.
 
3.2   Các quốc gia tham gia Công ước không được chấp nhận, ủng hộ hay xác nhận cho ngành công nghiệp thuốc lá tổ chức, quảng bá, tham gia hay thực hiện hoạt động giáo dục thanh thiếu niên hay công chúng hoặc bất kỳ một sáng kiến có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến kiểm soát thuốc lá.
 
3.3   Các quốc gia tham gia Công ước không được chấp nhận, ủng hộ hay xác nhận bất kỳ qui tắc ứng xử tự nguyện hay công cụ do ngành công nghiệp thuốc lá soạn thảo và đề nghị sử dụng thay thế cho các biện pháp kiểm soát thuốc lá có thể được thi hành hợp pháp.
 
3.4   Các quốc gia tham gia Công ước không được chấp nhận, ủng hộ hay xác nhận bất kỳ đề nghị hỗ trợ hoặc đề xuất luật hay chính sách kiểm soát thuốc lá nào do ngành công nghiệp thuốc lá dự thảo hay phối hợp dự thảo.
 
4. Tránh các xung đột về quyền lợi cho quan chức và nhân viên chính phủ.
 
Sự tham gia của các tổ chức và cá nhân có lợi ích thương mại hay quyền lợi đặc biệt trong ngành công nghiệp thuốc lá vào chính sách y tế công cộng liên quan đến kiểm soát thuốc lá đều rất có khả năng có tác động tiêu cực. Các qui định rõ ràng về xung đột lợi ích áp dụng cho quan chức và nhân viên chính phủ tham gia công tác kiểm soát thuốc lá là một phương tiện quan trọng để bảo vệ những chính sách đó khỏi bị ngành công nghiệp thuốc lá can thiệp.
 
Các khoản thanh toán, quà tặng và dịch vụ bằng tiền mặt hay hiện vật, hay tài trợ kinh phí nghiên cứu mà ngành công nghiệp thuốc lá tặng cho các cơ quan, quan chức hay nhân viên chính phủ có thể dẫn đến xung đột lợi ích. Sẽ xuất hiện xung đột lợi ích ngay cả khi không có cân nhắc ưu đãi dành cho ngành công nghiệp thuốc lá để trao đổi lại, vì luôn tiềm tàng khả năng lợi lích cá nhân có thể ảnh hưởng tới chức trách, như được nêu rõ trong Qui tắc đạo đức Quốc tế cho quan chức công mà Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức hội nhập kinh tế chính phủ và khu vực đã thông qua.
 
4.2   Các quốc gia tham gia Công ước cần xây dựng, thông qua và ban hành qui tắc đạo đức dành cho quan chức nhà nước, qui định rõ chuẩn mực mà họ phải tuân thủ khi làm việc với ngành công nghiệp thuốc lá.
 
4.3   Các quốc gia tham gia Công ước không được trao hợp đồng thực hiện bất kỳ công việc gì liên quan đến xây dựng và triển khai chính sách y tế công cộng liên quan đến kiểm soát thuốc lá cho những ứng viên hay người bỏ thầu có quyền lợi xung đột với các chính sách kiểm soát thuốc lá đã được ban hành.
 
4.4   Các quốc gia tham gia Công ước xây dựng chính sách minh bạch đòi hỏi những quan chức/nhân viên nhà nước có vai trò trong quá trình xây dựng và triển khai chính sách y tế công cộng liên quan đến kiểm soát thuốc lá phải thông báo cho cơ quan của mình về bất kỳ dự định tham gia vào một hoạt động nghề nghiệp nào trong ngành công nghiệp thuốc lá sau khi thôi làm việc trong cơ quan nhà nước trong một khoảng thời gian cụ thể, cho dù việc tham gia đó có mang lại quyền lợi cho họ hay không.
 
4.5   Các quốc gia tham gia Công ước cần xây dựng chính sách minh bạch đòi hỏi những quan chức/nhân viên nhà nước có vai trò trong quá trình xây dựng và triển khai chính sách y tế công cộng liên quan đến kiểm soát thuốc lá phải khai rõ bất kỳ hoạt động nghề nghiệp trong ngành công nghiệp thuốc lá mà họ từng đã hoặc đang tham gia, cho dù việc tham gia đó có mang lại quyền lợi cho họ hay không
 
4.6   Các quốc gia tham gia Công ước cần yêu cầu quan chức nhà nước khai báo và tự từ bỏ những quyền lợi trực tiếp mà họ có trong ngành công nghiệp thuốc lá.
 
4.7   Các cơ quan chính phủ và tổ chức của những cơ quan đó không được có quyền lợi tài chính trong ngành công nghiệp thuốc lá trừ phi họ có trách nhiệm quản lý quyền sở hữu của Nhà nước trong một ngành công nghiệp thuốc lá do nhà nước sở hữu.
 
4.8   Các quốc gia tham gia Công ước không được cho phép bất kỳ cá nhân nào làm việc cho ngành công nghiệp thuốc lá hay tổ chức nào tìm cách củng cố quyền lợi cho ngành công nghiệp thuốc lá trở thành thành viên của bất kỳ một cơ quan, ủy ban hay nhóm tư vấn nào của chính phủ có trách nhiệm xây dựng và triển khai chính sách kiểm soát thuốc lá hay chính sách y tế công cộng.
 
4.9   Các quốc gia tham gia Công ước không được đề cử bất kỳ cá nhân nào làm việc cho ngành công nghiệp thuốc lá hay tổ chức nào tìm cách củng cố quyền lợi cho ngành công nghiệp thuốc lá được tham gia đoàn đại biểu tham dự các buổi họp của Hội nghị các Bên tham gia Công ước, hay của các tổ chức/cơ quan khác được thành lâp theo quyết định của Hội nghị các Bên tham gia Công ước.
 
4.10 Các quốc gia tham gia Công ước không được cho phép bất kỳ quan chức hay nhân viên chính phủ nào, hoặc bất kỳ tổ chức bán công nào được chấp nhận các khoản thanh toán, quà tặng hay dịch vụ, dù là bằng tiền mặt hay hiện vật, của ngành công nghiệp thuốc lá.
 
4.11 Các quốc gia tham gia Công ước cần cân nhắc luật pháp quốc gia và các nguyên tắc hiến pháp để đưa ra những biện pháp hiệu quả nhằm ngăn cấm các khoản đóng góp cho các đảng phái, ứng cử viên hay chiến dịch chính trị của ngành công nghiệp thuốc lá hay bất kỳ tổ chức/cá nhân nào tìm cách củng cố quyền lợi của ngành công nghiệp này, hoặc yêu cầu phải công khai toàn bộ những khoản đóng góp đó.
 
 5. Yêu cầu những thông tin do ngành công nghiệp thuốc lá cung cấp phải minh bạch và chính xác.
 
Để có những biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào chính sách y tế công cộng, các quốc gia tham gia Công ước cần có thông tin về hoạt động và cung cách làm việc của ngành công nghiệp này để có thể đảm bảo nó hoạt động một cách minh bạch. Điều 12 của Công ước yêu cầu các quốc gia thúc đẩy sự tiếp cận của công chúng đối với những thông tin như vậy, phù hợp với luật pháp quốc gia.
 
Ngoài những qui định khác, Điều 20 khoản 4 của Công ước còn yêu cầu các quốc gia tham gia Công ước thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin về cung cách hoạt động của ngành công nghiệp thuốc lá và của việc trồng thuốc lá. Theo Điều 20 khoản 4(c) của Công ước, mỗi bên tham gia Công ước cần nỗ lực hợp tác với các tổ chức quốc tế có thẩm quyền để dần dần thiết lập và duy trì một hệ thống toàn cầu nhằm thường xuyên thu thập và phổ biến thông tin về sản xuất và chế biến thuốc lá và những hoạt động có tác động tới Công ước hay các hoạt động kiểm soát thuốc lá của ngành công nghiệp thuốc lá.
 
5.2   Các quốc gia tham gia Công ước cần yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá và những cá nhân/tổ chức làm việc vì lợi ích của ngành công nghiệp này phải định kỳ cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất và chế biến thuốc lá, thị phần, chi phí tiếp thị, lợi nhuận và bất kỳ hoạt động nào khác, bao gồm cả vận động hành lang, nhân đạo, đóng góp cho đảng phái chính trị và các hoạt động không hay chưa bị cấm khác theo qui định của Điều 13 của Công ước4.
 
5.3   Các quốc gia tham gia Công ước cần đòi hỏi có qui định về việc công bố hay đăng ký các thực thể của ngành công nghiệp thuốc lá, tổ chức thành viên và cá nhân hoạt động thay mặt ngành công nghiệp này, kể cả những người vận động hành lang.
 
5.4   Các quốc gia tham gia Công ước cần áp dụng các hình thức xử phạt bắt buộc với ngành công nghiệp thuốc lá, phù hợp với luật pháp quốc gia, trong trường hợp cung cấp thông tin giả hay sai lạc.
 
5.5   Theo Điều 12 (c) của Công ước, các quốc gia tham gia Công ước cần thông qua và thi hành những biện pháp lập pháp, hành pháp, hành chính và những biện pháp khác để đảm bảo sự tiếp cận của công chúng với những thông tin đa dạng về hoạt động của ngành công nghiệp thuốc lá phù hợp với mục đích của Công ước, ví dụ như lưu giữ trong một nguồn thông tin công cộng.
 
 
(6) Phi bình thường hóa, và trong chừng mực có thể, qui định những hoạt động mà ngành công nghiệp thuốc lá mô tả là “có trách nhiệm về mặt xã hội” , bao gồm song không chỉ giới hạn với những hoạt động được mô tả là “Hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.
 
Ngành công nghiệp thuốc lá tiến hành những hoạt động được mô tả là có trách nhiệm xã hội để tách biệt hình ảnh của mình khỏi bản chất độc hại chết người của sản phẩm nó tạo ra và để bán sản phẩm hay can thiệp vào quá trình xây dựng và thực hiện chính sách y tế công cộng. Những hoạt động được ngành công nghiệp thuốc lá mô tả là “có trách nhiệm xã hội”, mà mục đích là quảng bá cho việc tiêu thụ thuốc lá, là một chiến lược tiếp thị cũng như quan hệ công chúng, thuộc định nghĩa trong Công ước về hoạt động quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá.
 
 Không gây tổn hại cho các bí mật kinh doanh hay thông tin bảo mật được luật pháp bảo hộ.
WHO. Ngành công nghiệp thuốc lá và trách nhiệm xã hội chung – mâu thuẫn cố hữu. Giơ-ne-vơ, Tổ chức Y tế Thế giới, 2004.
 
Theo WHO thì hoạt động Trách nhiệm xã hội của các công ty thuốc lá là một mâu thuẫn cố hữu, vì những chức năng cơ bản của ngành công nghiệp này mâu thuẫn với mục tiêu của các chính sách y tế công cộng liên quan đến kiểm soát thuốc lá.
 
Khuyến cáo
 
6.1   Các quốc gia tham gia Công ước cần đảm bảo là mọi ngành trong chính phủ và công chúng được biết và có ý thức về mục đích và phạm vi thực sự của những hoạt động được mô tả là có trách nhiệm xã hội mà ngành công nghiệp thuốc lá thực hiện.
 
6.2   Các quốc gia tham gia Công ước không được xác nhận, ủng hộ, thiết lập quan hệ đối tác với hay tham gia vào những hoạt động được mô tả là có trách nhiệm xã hội mà ngành công nghiệp thuốc lá thực hiện.
 
6.3   Các quốc gia tham gia Công ước không được cho phép ngành công nghiệp thuốc lá hay bất kỳ cá nhân nào đại diện cho nó được công bố những hoạt động được mô tả là có trách nhiệm xã hội hay chi phí cho những hoạt động đó, trừ phi pháp luật qui định phải báo cáo những chi phí đó, ví dụ như trong báo cáo hàng năm5.
 
6.4   Các quốc gia tham gia Công ước không được cho phép một ngành nào của chính phủ hay khu vực nhà nước được chấp nhận sự đóng góp về chính trị, xã hội, tài chính, giáo dục, cộng đồng hay những đóng góp khác của ngành công nghiệp thuốc lá hay những cá nhân/tổ chức làm việc vì lợi ích của ngành công nghiệp đó, trừ những khoản bồi thường theo phán quyết của tòa án hay do luật pháp qui định bắt buộc hoặc ràng buộc về pháp lý và những thỏa thuận có thể thi hành.
 
 (7) Không đối xử ưu đãi với ngành công nghiệp thuốc lá.
 
Chính phủ một số nước khuyến khích đầu tư của ngành công nghiệp thuốc lá, thậm chí đến mức còn hỗ trợ những khoản đầu tư đó bằng ưu đãi tài chính, như miễn một phần hoặc toàn bộ thuế mà theo qui định luật thì họ phải đóng.
 
Các bên tham gia Công ước cần tôn trọng cam kết kiểm soát thuốc lá mà không gây tổn hại đến chủ quyền quyết định và áp dụng các chính sách kinh tế, tài chính và thuế của họ.
 
Khuyến cáo
 
7.1   Các bên tham gia Công ước không được cấp ưu đãi, đặc quyền hay trợ cấp cho ngành công nghiệp thuốc lá để thành lập hay hoạt động kinh doanh.
 
5 Trong Hướng dẫn thực hiện Điều 13 của Công ước khung về Kiếm soát thuốc lá của
WHO có đề cập đến vấn đề này từ góc độ quảng cáo, quảng bá và bảo trợ thuốc lá.
 
7.2   Những quốc gia tham gia Công ước không có ngành công nghiệp
thuốc lá do nhà nước sở hữu không được đầu tư vào ngành công nghiệp thuốc lá và những dự án kinh doanh liên quan. Những quốc gia có ngành công nghiệp thuốc lá do nhà nước sở hữu cần đảm bảo rằng bất kỳ khoản đầu tư nào cho ngành công nghiệp thuốc lá đều sẽ không ngăn cản họ thực hiện đầy đủ Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của WHO.
 
7.3   Các quốc gia tham gia Công ước không được áp dụng bất kỳ hình thức miễn giảm thuế ưu đãi nào cho ngành công nghiệp thuốc lá.
 
(8) Đối xử với ngành công nghiệp thuốc lá do nhà nước sở hữu như đối với các ngành công nghiệp thuốc lá khác
 
Ngành công nghiệp thuốc lá có thể do chính phủ sở hữu, do tư nhân sở hữu hay kết hợp cả hai. Những hướng dẫn này áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp thuốc lá, bất kể hình thức sở hữu là gì.
 
Khuyến cáo
 
8.1   Các quốc gia tham gia Công ước cần bảo đảm là trong quá trình xây dựng và áp dụng các chính sách kiểm soát thuốc lá ngành công nghiệp thuốc lá do nhà nước sở hữu cũng được đối xử như đối với bất kỳ thành viên nào khác của ngành công nghiệp thuốc lá.
 
8.2   Các quốc gia tham gia Công ước cần đảm bảo là việc xây dựng và áp dụng các chính sách kiểm soát thuốc lá tách biệt với việc giám sát hay quản lý ngành công nghiệp thuốc lá.
 
8.3   Các bên tham gia Công ước cần đảm bảo là đại diện của ngành công nghiệp thuốc lá do nhà nước sở hữu không được đưa vào thành phần các đoàn đại biểu tham gia các buổi họp của Hội nghị các Quốc gia tham gia Công ước, của các tổ chức/cơ quan trực thuộc Hội nghị hay các tổ chức/cơ quan khác được thành lập theo quyết định của Hội nghị các Quốc gia tham gia Công ước.
 
 
THI HÀNH VÀ GIÁM SÁT

Thi hành
Các quốc gia tham gia Công ước cần có các cơ chế thi hành hay, nếu có thể, sử dụng những cơ chế thi hành hiện có để thực hiện cam kết theo Điều 5.3 của Công ước và những hướng dẫn trong tài liệu này.
 
Giám sát việc thực hiện Điều 5.3 của Công ước và những hướng dẫn trong tài liệu này
 
Công tác giám sát thực hiện Điều  5.3 của Công ước và những hướng dẫn trong tài liệu này có ý nghĩa thiết yếu để đảm bảo việc áp dụng và triển khai các chính sách kiểm soát thuốc lá có hiệu quả. Công tác đó cần bao gồm giám sát ngành công nghiệp thuốc lá, và để làm điều đó nên sử dụng các mô hình và nguồn lực hiện có, như cơ sở dữ liệu về giám sát ngành công nghiệp thuốc lá của Sáng kiến Không thuốc lá của WHO.
 
Các tổ chức phi chính phủ và những thành viên khác của xã hội dân sự không liên kết với ngành công nghiệp thuốc lá có thể đóng vai trò chủ chốt trong việc giám sát các hoạt động của ngành công nghiệp thuốc lá.
 
Cần đưa qui định về “chức năng tố cáo” vào Qui tắc đạo đức hay qui định cho nhân viên của tất cả các ngành của chính phủ, kèm theo sự bảo vệ thích đáng đối với người tố cáo. Ngoài ra các bên tham gia Công ước cũng cần được khuyến khích sử dụng và thi hành các cơ chế đảm bảo sự tuân thủ những hướng dẫn này, ví dụ như khả năng kiện một hành động nào đó ra tòa, và áp dụng các thủ tục khiếu nại như hệ thống thanh tra hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan/tổ chức chẳng hạn.
  
HỢP TÁC QUỐC TẾ, CẬP NHẬT VÀ SỬA ĐỔI HƯỚNG DẪN
 
Hợp tác quốc tế là điều then chốt để đạt được tiến bộ trong việc phòng chống sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào quá trình hình thành chính sách y tế công cộng về kiểm soát thuốc lá. Điều 20, khoản 4 của Công ước đưa ra cơ sở cho việc thu thập và trao đổi hiểu biết và kinh nghiệm về cung cách hoạt động của ngành công nghiệp thuốc lá, xem xét và đề cập đến những nhu cầu đặc biệt của những quốc gia thành viên là các nước đang phát triển và những quốc gia tham gia Công ước có nền kinh tế đang ở giai đoạn chuyển tiếp.
 
Đã có những nỗ lực để hợp tác thu thập và phổ biến kinh nghiệm quốc gia và quốc tế về những chiến lược và thủ đoạn mà ngành công nghiệp thuốc lá sử dụng, và về công tác giám sát các hoạt động của ngành công nghiệp thuốc lá. Các quốc gia tham gia Công ước sẽ có lợi khi chia sẻ kiến thức chuyên môn về pháp luật và chiến lược để đối phó với các chiến lược của ngành công nghiệp thuốc lá. Điều 21, khoản 4 của Công ước qui định việc chia sẻ thông tin như vậy phải tuân theo những qui định của luật pháp quốc gia về bảo mật và riêng tư.

Đề xuất
 
Vì những chiến lược và thủ đoạn mà ngành công nghiệp thuốc lá sử dụng luôn thay đổi, nên những hướng dẫn này cũng cần được rà soát và sửa đổi định kỳ để đảm bảo tiếp tục cung cấp cho các bên tham gia Công ước hướng dẫn hiệu quả về cách bảo vệ các chính sách y tế công cộng về kiểm soát thuốc lá của họ khỏi sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá.
 
38.       Những quốc gia tham gia Công ước báo cáo thông qua công cụ báo cáo trong Công ước khung cần cung cấp thông tin về sản xuất và chế biến thuốc lá và những hoạt động của ngành công nghiệp thuốc lá có tác động đến Công ước hoặc các hoạt động kiểm soát thuốc lá quốc gia. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin này, Ban thư ký Công ước cần đảm bảo cho những điều khoản cơ bản của tài liệu hướng dẫn này được phản ánh trong những giai đoạn tiếp theo của công cụ báo cáo mà Hội nghị các Quốc gia tham gia Công ước sẽ thông qua cho các quốc gia thành viên áp dụng.
 
39.       Xét tầm quan trọng to lớn của công tác phòng chống sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào bất kỳ chính sách y tế công cộng nào liên quan đến kiểm soát thuốc lá, với kinh nghiệm triển khai những hướng dẫn này, Hội nghị các Quốc gia tham gia Công ước có thể cân nhắc xem có cần phải xây dựng một thỏa thuận quốc tế liên quan đến Điều 5.3 của Công ước hay không.
Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thiết kế web: OnIP™