Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Thứ tư, 06/11/2024
NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ VÀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

Kết quả đánh giá tình hình buôn lậu thuốc lá sau khi áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt 55% năm 2006

Cập nhật lúc 12:26 22/04/2013
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, ước tính tổn thất do thuốc lá gây ra là 6.000 tỉ đồng vào năm 1998 và cao hơn đóng góp của công nghiệp thuốc lá cho ngân sách Nhà nước (4.000 tỉ đồng). Từ 1/1/2006, Chính phủ đã áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt 55% với thuốc lá như là một biện pháp hạn chế sử dụng thuốc lá. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Công nghiệp, thuốc lá nhập lậu chiếm tới 15-20% thị phần thuốc lá tại Việt Nam, gây tổn thất hàng ngàn tỉ đồng thuế mỗi năm.
 
MỤC TIÊU
  1. Đánh giá tình hình lưu thông thuốc lá lậu qua biên giới tại 3 tỉnh biên giới có tỉ lệ buôn lậu thuốc lá cao, đại diện cho 3 khu vực;
  2. Mô tả, đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống ngăn chặn buôn lậu thuốc lá tại 3 cửa khẩu biên giới ;
  3. Phân tích diễn biến thị trường thuốc lá nhập lậu tại Việt Nam theo nhận định từ phía người bán, người hút thuốc và các cơ quan quản lý thị trường (QLTT). Nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở cho việc xây dựng luật kiểm soát thuốc lá ở Việt Nam và các giải pháp nhằm giảm cung và cầu thuốc lá ở Việt Nam.
 
PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu tập trung vào 3 cửa khẩu lớn tại 3 tỉnh là: Mộc bài - Tây Ninh; Cầu Treo - Hà Tĩnh và Tân Thanh - Lạng Sơn và 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi 60 nhân viên hải quan/ quản lý thị trường/ thuế tại 3 cửa khẩu; 100 các đại lý thuốc lá, các cửa hàng thuốc lá tại 5 tỉnh và 250 người hút thuốc tại 5 tỉnh ; Quan sát dựa vào bảng kiểm tình hình buôn bán, tiêu thụ, diễn biến thị trường thuốc lá tại 3 cửa khẩu ; Phỏng vấn sâu 20 cán bộ quản lý tại 3 tỉnh như quản lý thị trường, thuế, hải quan, công an, chính quyền. Phỏng vấn 20 người hút thuốc lá và người bán thuốc lá tại HN và TP.HCM ; Thảo luận nhóm (TLN): Mỗi địa phương (Tây Ninh, Quảng Trị, Lạng Sơn) tiến hành 1 TLN với các cán bộ/ban ngành liên quan. Mỗi địa phương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) tiến hành 1 TLN với người buôn bán và tiêu thụ thuốc lá. Tại Hà Nội tiến hành 1 TLN với các cán bộ của các Bộ/ngành liên quan. Tổng số 6 TLN; Thu thập số liệu thứ cấp của Bộ Thương Mại/ Tổng Cục Hải quan/ Bộ Tài chính - Tổng cục thuế/ Bộ Công nghiệp - Tổng công ty thuốc lá - Hiệp Hội thuốc lá Việt Nam/ Bộ Y tế VINACOSH. Nghiên cứu được tiến hành trong tháng 12/2006 và 1/2007.
 

KẾT QUẢ

Về tình hình buôn lậu thuốc lá tại các cửa khấu, các lực lượng chức năng chống buôn lậu chưa đánh trúng được các “chủ đầu nậu, đường dây, ổ nhóm” buôn bán thuốc lá ngoại nhập lậu. Việc kiểm tra, xử lý vẫn chỉ ở mức các hộ buôn bán nhỏ lẻ, người đai vác, "cửu vạn" ở biên giới. Tại các khu vực chợ biên giới, cửa khẩu, công tác quản lý các hộ kinh doanh buôn chuyến còn thiếu chặt chẽ. Công tác tuyên truyền, giáo dục làm chưa mạnh, chưa cảm phục được lòng dân. 
Tình hình hoạt động của hệ thống ngăn chặn buôn lậu thuốc lá tại 3 cửa khẩu biên giới còn nhiều hạn chế do một số lý do chính như chính sách và cơ chế về tài chính chưa phù hợp, không khuyến khích cán bộ tham gia chống buôn lậu, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ còn hạn chế, sự phối hợp và hỗ trợ của chính quyền còn hạn chế, Thiếu phương tiện, trang thiết bị nên ảnh hưởng lớn đến hoạt động. Hơn thế nữa, đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn trước, đưa người vận chuyển thuốc lậu vào các ràng buộc kinh tế, nên tăng tính chất rất khốc liệt trong bảo vệ hàng hóa.
Diễn biến thuốc lá lậu rất phức tạp trong những năm vừa qua. Một số nguyên nhân được đề cập đến bao gồm : Sự chênh lệch thuế và giá giữa sản phẩm trong nước và nước ngoài; Thay đổi chính sách từ cấm nhập sang hạn chế nhập; Thay đổi khung hình phạt về xử lý hành vi buôn lậu; Thay đổi chính sách khuyến khích người chống buôn lậu thuốc lá ; Chính sách đường biên, người dân được phép mua bán hàng hóa trị giá dưới 2 triệu ở các tỉnh biên giới không chịu thuế ; Hình thành một số khu kinh tế cửa khẩu ; Chất lượng thuốc buôn lậu tốt hơn thuốc trong nước; Hành vi hút thuốc và nghiện thuốc của người tiêu dùng ; và Nhu cầu thị trường về thuốc lá ngoại ngày càng tăng.                         
 

KHUYẾN NGHỊ

 
Giảm cầu  bằng mọi biện pháp thuế và phi thuế bởi thuế chỉ hạn chế người hút ở một mức độ nào đó. Hạn chế người hút mới, nhất là thanh thiếu niên. Thực hiện các qui ước của FCTC. Tăng thuế bằng các nước trong khu vực và không tăng sản lượng. Nâng cao chất lượng thuốc lá sản xuất trong nước để cạnh tranh với thuốc lậu.
 
Báo cáo chi tiết xin liên hệ với Văn Phòng Chương trình PCTH thuốc lá: ĐT - 04.736.7456
Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thông tin khác:
Thiết kế web: OnIP™