Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ
Thứ ba, 03/12/2024
HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁNGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ

Chủ đề Ngày thế giới không thuốc lá 2013

Cập nhật lúc 10:25 02/05/2013
Nhằm thúc đẩy các quốc gia trên thế giới thực hiện đầy đủ quy định của Điều 13 Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá và Hướng dẫn thực hiện Điều 13, trong đó quy định cấm toàn diện quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ của các công ty thuốc lá, nhằm làm giảm số người bắt đầu và tiếp tục sử dụng thuốc lá, đặc biệt là trẻ em.
                     Cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của các công ty thuốc lá
 
Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới mà có thể phòng tránh được.
Hằng năm, vào ngày 31 tháng 5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các quốc gia tổ chức Ngày Thế giới Không thuốc lá. Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguy cơ tổn hại đến sức khỏe do việc sử dụng thuốc lá và kêu gọi các quốc gia có những hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá thiết thực nhằm giảm sử dụng thuốc lá, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do sử dụng thuốc lá.
 
Chủ đề cho Ngày thế giới Không Thuốc lá năm 2013 là: Cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của các công ty thuốc lá.
 
Theo quy định của Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức   Y tế thế giới (WHO FCTC) thì trong thời hạn 5 năm sau khi Công ước có hiệu lực, các Bên tham gia Công ước phải thực thi đầy đủ quy định cấm toàn diện quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của các công ty thuốc lá. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy việc cấm quảng cáo thuốc lá toàn diện sẽ giúp giảm số lượng những người bắt đầu hút và số lượng người sử dụng thuốc lá. Đây còn là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và  được xếp vào nhóm những biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá “Chi phí thấp và hiệu quả cao nhất”.
 
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới còn nhiều quốc gia chưa thực hiện tốt quy định cấm toàn diện quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của các công ty thuốc lá.
 
Việc thực thi quy định cấm toàn diện quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của các công ty thuốc lá sẽ giúp các quốc gia phát hiện, ngăn ngừa và khắc phục những vấn đề dưới đây:
 Việc tổ chức các chiến dịch tiếp thị của các công ty thuốc lá nhằm thu hút người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng hiểu sai về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe.
  • Việc tạo điều kiện để thanh thiếu niên dễ dàng tiếp cận với các hình thức quảng cáo, tiếp thị thuốc lá của các công ty thuốc lá.
  • Giúp các quốc gia nhận biết được các chính sách cấm quảng cáo không toàn diện sẽ không mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa và giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá. 
Trong khi ngày càng có thêm nhiều quốc gia đang tiến tới thực thi đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá, trong đó có việc cấm toàn diện quảng cáo, khuyến mại, tài trợ thì ngành công nghiệp thuốc lá lại tìm nhiều biện pháp, bao gồm cả việc lách luật hoặc cố tình vi phạm các quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá để quảng bá cho các sản phẩm của mình. Trên thế giới một số công ty thuốc lá thậm chí còn thực hiện  việc kiện ra tòa án về việc thực thi các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá nhằm làm chậm hoặc làm suy yếu các quy định cấm quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá. Ví dụ gần đây các công ty thuốc lá đang cố gắng kiện Chính phủ Australia vì nước này đã thực hiện quy định bao thuốc lá “trơn” tức là bao thuốc lá không còn có chỗ để in các lô gô màu sắc quảng cáo nhãn hiệu thuốc lá, chỉ có các cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. Mặt khác, ngành công nghiệp thuốc lá  thực hiện tài trợ thông qua danh nghĩa “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” để quảng bá cho hình ảnh công ty nhằm che giấu sự thật thuốc lá là sản phẩm độc hại.
 
Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thông tin khác:
Thiết kế web: OnIP™