Điều 22. Vi phạm các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
b) Bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ cơ sở thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá;
b) Không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của mình;
c) Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lals tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá đối với nơi dành riêng cho người hút thuốc lá;
b) Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;
c) Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát
c) Không có các thiết bị phòng cháy, chữa cháy
Điều 24. Vi phạm các quy định về bán thuốc lá
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc lá khi chưa đủ 18 tuổi.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá.
b) Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này
Điều 25. Vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) In cảnh báo sức khỏe không đúng theo mẫu, vị trí, diện tích và mầu sắc đã được quy định;
b) Không ghi rõ số lượng điếu thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác
c) Sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người;
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, nhập khẩu thuốc lá vào Việt Nam nhưng không thực hiện ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật;
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép sản xuất thuốc, mua bán, nhập khẩu trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khonar 1 Điều này; hoạt động trong thời hạn 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này;
Quy định về thẩm quyền xử phạt:
Những người có quyền được phạt bao gồm:
- Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp: xã, phường, Thị trấn; tỉnh/thành phố
- Thanh tra y tế: thanh viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền
- Chánh thanh tra Sở y tế và chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở y tế
- Chánh thanh tra thuộc Bộ và Tổng Cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục trưởng các Cục: Quản lý, Khám chữa bệnh; Cục Quản lý Dược; Quản lý môi trường Y tế; Y tế dự phòng..
- Quản lý thị trường: Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ; đội trưởng đội quản lý thị trường; Chi cục trưởng chi cục quản lý thị trường..
Điểm đặc biệt trong Nghị định đó là thẩm quyền của Công an nhân dân: Theo Nghị định tất cả các chiến sỹ công an nhân dân đang thi hành công vụ đều có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đối với các hành vi vi phạm; trạm trưởng, đội trưởng; đội trưởng công an cấp xã; trưởng công an cấp quận, huyện, giám đốc công an cấp tỉnh ...
Tuỳ theo các cấp độ vi phạm, áp dụng các hình thức và mức phạt khác nhau.
>>>Chi tiết Nghị định