NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ VÀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

Gánh nặng tài chính của hút thuốc lá đối với hộ gia đình

Cập nhật lúc 12:30 22/04/2013
Nguyễn Thạc Minh, Hoàng Văn Kính, Nguyễn tuấn Lâm, Nguyễn thị Thu Hiền, Vũ Thị Bích Ngọc
MỤC TIÊU
Nghiên cứu tập hợp những bằng chứng về gánh nặng kinh tế, tài chính của thuốc lá gây ra đối với hộ gia đình; bằng chứng về tình trạng hút thuốc, tỷ lệ chi tiêu cho thuốc lá so với các chi tiêu cơ bản khác; tỷ lệ nghèo và bất bình đẳng do thuốc lá gây ra.
PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu này sử dụng số liệu trong báo cáo hàng năm của Tổng cục Thống kê, khảo sát  mức sống dân cư 1997-1998, và điều tra y tế quốc gia (ĐTYTQG) 2001-2002. Số liệu về điều tra mức sống dân cư được dùng để phân tích nghèo đói và bất bình đẳng do hút thuốc, số liệu ĐTYTQG được dùng để phân tích mô hình hút thuốc và ­ước l­ợng tổng tiêu dùng thuốc lá năm 2002.
KẾT QUẢ
ước tính bằng cách tính tổng số sản xuất trong nư­ớc và số thuốc lá nhập lậu (xuất khẩu thuốc lá ch­ưa đáng kể) cho thấy năm 1988, sản l­ượng thuốc lá của sản xuất trong n­ớc là 2,14 tỷ bao, thuốc nhập lậu ­ớc tính là 200 triệu bao. Như vậy tổng chi thuốc lá tại Việt Nam là 5.834 tỷ đồng. Dựa trên kết quả khả sát mức sống dân cư, ước tính dựa vào chi trung bình của ng­ời hút thuốc và số lư­ợng ng­ời hút thuốc tại Việt Nam cho thấy tổng số tiền chi mua thuốc lá tại Việt Nam năm 1998 là 6.564 tỷ đồng. Dựa vào ĐTYTQG, tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 38,8%, số nam giới độ tuổi 15 trở lên là 31 triệu ng­ười, và chi thuốc lá trung bình của một ngư­ời hút thuốc là 682.800 đồng năm; u­ớc tính được số tiền chi tiêu cho thuốc lá là 8.213 tỷ đồng năm 2002.
Xu hướng về tỷ lệ hút thuốc chưa được khẳng định do kết quả của khảo sát mức sống dân cư và  ĐTYTQG khác nhau.  Kết quả từ cuộc ĐTYTQG cho thấy tỷ lệ hút thuốc của nam giới trên 15 tuổi là 56.1%, còn của nữ giới là 1.8%. Tỷ lệ hút thuốc trong các nhóm nghèo cao hơn nhiều so với các nhóm giàu ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn (xem Hình 3). Còn nếu xét theo loại thuốc hút thì tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn trong nhóm giàu và tỷ lệ hút thuốc lào cao hơn trong nhóm nghèo. Phần lớn những ng­ời hút thuốc bắt đầu hút thuốc trong độ tuổi 15-25, và ngư­ời nghèo bắt đầu hút thuốc sớm hơn ngư­ời giàu. Tỷ lệ bỏ thuốc tăng lên rõ ràng ở nhóm chi tiêu nhiều hơn.
Gánh nặng chi tiêu cho thuốc lá lớn hơn đối với hộ gia đình nghèo. Tỷ lệ chi thuốc lá so với chi giáo dục của nhóm nghèo là 150vow7%, của nhóm cận nghèo là 108,2%, của nhóm trung bình là 94,2%, của nhóm cận giàu là 68,1% và của nhóm giàu là 46,4%. Khuynh h­ớng tư­ơng tự cũng đ­ược thể hiện rõ ở tỷ lệ chi cho thuốc lá so với chi cho chăm sóc sức khoẻ và tổng chi tiêu ở các nhóm chi tiêu khác nhau. Kết quả phân tích bằng mô hình hồi quy cho thấy chi tiêu cho thuốc lá có tư­ơng quan ng­ược chiều với chi cho thực phẩm, giáo dục và tổng chi tiêu của hai nhóm nghèo và cận nghèo. Ngư­ợc lại, chúng có quan hệ thuận chiều ở hai nhóm cận giàu và giàu. 
Thuốc lá là nguyên nhân làm nhiều hộ gia đình bị rơi vào nhóm nghèo. Nếu số tiền chi tiêu cho thuốc lá đ­ược sử dụng cho mua l­ương thực thực phẩm cho gia đình thì 11,2% trong số hộ gia đình nghèo lư­ơng thực thực phẩm sẽ thoát nghèo. Tiêu dùng thuốc lá không chỉ gây nên nghèo đói mà còn làm tăng khoảng cách của bất bình đẳng, tăng khoảng cách giàu nghèo. Hệ số Gini của tất cả các vùng đều tăng lên khi tách chi tiêu thuốc lá ra khỏi tổng chi tiêu của hộ.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cho thấy rõ gánh nặng tài chính đối với hộ gia đình nghèo.  Sự sói mòn chi tiêu của hộ do chi cho thuốc lá là điều cần đư­ợc nhấn mạnh trong giáo dục truyền thông về tác hại của thuốc lá. Hộ nghèo cần là đối t­ợng đích quan trọng trong các ch­ương trình giáo dục truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá.