NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ VÀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

Báo cáo nghiên cứu xác định hàm lượng cotinin ở những người tiếp xúc nghề nghiệp trong sản xuất thuốc lá và những người không tiếp xúc với khói thuốc

Cập nhật lúc 12:28 22/04/2013
Ứng dụng phương pháp sắc ký khí xác định hàm lượng cotinin trong nước tiểu người bình thường không tiếp xúc nghề nghiệp, không hút thuốc lá và các công nhân tiếp xúc nghề nghiệp tại nhà máy thuốc lá Thăng Long.
Vũ Khánh Vân, Viện Y học lao động & Vệ sinh môi trường 
MỤC TIÊU          
  1. Ứng dụng phương pháp định lượng cotinin trong nước tiểu bằng sắc ký khí
  2. Xác định hàm lượng cotinin niệu ở người bình thường  không tiếp xúc nghề nghiệp và không hút thuốc lá làm số liệu tham khảo
  3. Xác định hàm lượng cotinin trong nước tiểu của công nhân tiếp xúc nghề nghiệp
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    60 nam và nữ không tiếp xúc nghề nghiệp, không hút thuốc lá, khoẻ mạnh không mắc các bệnh về phổi, gan, thận và 60 công nhân trực tiếp sản xuất thuốc lá tại nhà máy thuốc lá Thăng Long, không hút thuốc lá. ứng dụng phương pháp sắc ký khí xác định hàm lượng cotinin trong nước tiểu người bình thường không tiếp xúc nghề nghiệp,  không hút thuốc lá và các công nhân tiếp xúc nghề nghiệp tại nhà máy thuốc lá Thăng Long. Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học.
KẾT QỦA
Cotinin trong nước tiểu được chiết bằng dung môi diclomethane trong môi trường kiềm mạnh, làm bay hơi và hoà tan cặn thu được trong toluen, bơm vào buồng mẫu trên máy sắc ký khí với detector NPD, cột Rtx50, nhiệt độ buồng bơm mẫu: 230oC, nhiệt độ detector 300oC. Phương pháp có độ tin cậy và độ nhạy cao: giới hạn phân tích đạt 2,5μg/l, hệ số biến thiên Cv = 2,99, tỷ lệ thu hồi đạt 95,05%, sai số -4,95%. Hàm lượng cotinin niệu trung bình của công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với nicotin thu được là 1,46 ± 0,85 μg/l và người bình thường không tiếp xúc là 0,38 ± 0,33 μg/l. Định lượng cotinin niệu, chất chuyển hoá của nicotin được nghiên cứu ứng dụng lần đầu tiên ở Việt nam.   
 Giới hạn phát hiện của phương pháp
Dùng mẫu chuẩn để đưa vào phân tích theo nồng độ giảm dần, chúng tôi thu được diện tích pic cotinin khi nồng độ là 2,5 μg/l  còn cao gấp 3 lần so với can nhiễu đường nền (2.716 số đếm), thấp hơn nữa pic cotinin không còn phân biệt khỏi đường nền (2.200 số đếm). Vì vậy chúng tôi kết luận ngưỡng phát hiện của phương pháp là 2,5 μg/l.
 
Qua phân tích, thu được hàm lượng cotinin trung bình của nhóm 60 cán bộ văn phòng ở Hà Nội và Hải Phòng là:  0,38 ± 0,33 μg/l . Tính theo thể tích nước tiểu 24 giờ là: 0,43 ± 0,39 μg/24 h
Trong đó 11/60 người (chiếm 18,3%) không tìm thấy cotinin trong nước tiểu. Hàm lượng cotinin trong nước tiểu của công nhân nhà máy thuốc lá Thăng Long là 1,46 ± 0,85 μg/l và tính theo thể tích nước tiểu 24 giờ là:2,23 ± 1,33 μg/24h. Như vậy 45% có hàm lượng cotinin >= 0,71μg/l (giới hạn trên của người bình thường), trong số đó 70.4% đối tượng có hàm lượng cotinin từ 0,71 ± 2,31μg/l (giới hạn trên của cotinin ở người tiếp xúc) còn lại 29,6% có  hàm lượng cotinin  > 2,31 μg/l.  Đặc biệt có trường hợp người tiếp xúc có hàm lượng cotinin cao hơn giá trị trung bình 7- 8 lần.   Giá trị trung bình của hàm lượng cotinin niệu ở người bình thường không tiếp xúc với môi trường thuốc lá, không hút thuốc lá có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với những công nhân tiếp xúc trong sản xuất thuốc lá.
KIẾN NGHỊ
Mở rộng áp dụng phương pháp này nghiên cứu ở cả 2 nhóm có tiếp xúc và không tiếp xúc nghề nghiệp trong sản xuất thuốc lá để:
- Xác định trị số sinh học của cotinin ở người Việt nam bình thường
- Xác định ngưỡng cotinin bệnh lý ở người tiếp xúc
- Xác định mối liên quan giữa nồng độ độc của cotinin với các triệu chứng bệnh lý bệnh nghề nghiệp tiếp xúc trong sản xuất thuốc lá.